Bánh kẹo tết không rõ nguồn gốc tràn lan trên thị trường
21/03/2021Trong những ngày Tết, gia đình nào cũng cần có bánh, mứt, kẹo trên bàn trà để chiêu đãi mọi người. Nhu cầu của người tiêu dùng quá lớn. Nên ngoài những sản phẩm có nguồn gốc từ các cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh có uy tín. Thì trên thị trường cũng xuất hiện nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ kém chất lượng. Không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trước đó, ngày 16/12, Tổng cục Quản lý thị trường, đơn vị trực thuộc Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội. Cũng đã tiến hành kiểm tra đột xuất hai cơ sở sản xuất bánh, mứt nằm trong Khu công nghiệp La Phù Hà Nội. Và thu giữ hàng nghìn hộp bánh quy, mứt Tết không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hậu quả khi ăn bánh mứt kém chết lượng
Hiện tại, các loại mứt, hoa quả sấy khô, ô mai,… có giá từ 210.000 đồng/kg – 270.000 đồng/kg được các chủ cửa hàng giới thiệu; là các mặt hàng đặc sản của Đà Lạt, Hà Giang… Các loại bánh, kẹo có giá từ 80.000 đồng/kg đến 170.000 đồng/kg,… được quảng cáo là nhập của các công ty sản xuất bánh kẹo lớn. Hầu hết các quầy đều đã tấp nập người đến mua hàng. Khách đến mua tại đây chủ yếu là những người mua buôn với số lượng lớn để về bán lẻ.
Nhiều người tiêu dùng cho rằng thực phẩm ăn vào không bị làm sao cả. Không đau bụng, không đi ngoài, không nôn mửa, đau đầu… thì ăn cũng chẳng sao. Tuy nhiên, TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện Y học Ứng dụng cho biết; những loại bánh mứt kẹo này tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khoẻ. Chúng có thể sẽ không gây ra các triệu chứng ngộ độc thực phẩm ngay; nhưng về lâu dài có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ mà chúng ta ít ngờ tới.
Nhiều cơ sở không có giấy phép kinh doanh
Ngày 17.12, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 24 thuộc Cục QLTT Hà Nội đã tổ chức kiểm tra đột xuất các cơ sở, hộ kinh doanh bánh mứt kẹo Tết tại Khu công nghiệp La Phù, Hoài Đức, Hà Nội. Trong quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện ra hai trong nhiều cơ sở sản xuất bánh, mứt, kẹo tại đây có nhiều vi phạm nghiêm trọng.
Các lỗi vi phạm đã được chỉ ra tại hai cơ sở này bao gồm chưa có giấy phép kinh doanh, không đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng hóa sản xuất… Người lao động tại cơ sở không được tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm các nguyên vật liệu chưa thành phẩm cũng như việc đóng hộp các sản phẩm đều không được để lên giá kệ mà bày ngay dưới mặt đất, các mặt hàng thành phẩm có dấu hiệu gian dối về định lượng cũng như ngày sản xuất (có những hộp sản phẩm được ghi ngày sản xuất sau 20.12.2019 nhưng ngày kiểm tra thực tế là 17.12.2019).
Sản phẩm kém chất lượng đến từ các chợ
Trước những sai phạm như vậy; lực lượng chức năng đã thu giữ một số mẫu sản phẩm để kiểm nghiệm cũng như tạm giữ một số lượng lớn nguyên liệu và bao bì. Theo một người quen sinh sống trong xã La Phù thì đường đi của các sản phẩm như thế này đều hướng đến các khu chợ. Cửa hàng tạp hóa tại các tỉnh thành và cũng xuất hiện tại ngay chợ Đồng Xuân – Hà Nội.
Có mặt tại chợ Đồng Xuân chúng tôi nhận thấy rõ sự nhộn nhịp khác hẳn ngày thường. Tại các gian hàng bán bánh, mứt, kẹo. Sau khi dạo quanh một vòng các gian hàng cần tìm hiểu. Chúng tôi dừng chân tại gian của bà Soa; một trong những chủ gian hàng bánh mứt lớn tại chợ. Nhìn chúng tôi giống như người đi tìm mối mua buôn để đưa về các tỉnh. Bà Soa rất xởi lởi giới thiệu và nhiệt tình mời nếm thử các sản phẩm của mình.
Hai tay không đi găng, nhưng bà cứ liên tục bốc hết loại ô mai này đến loại khác trong các đĩa mẫu mời chúng tôi. Còn miệng liên tục khẳng định chỉ bán hàng chất lượng; không bán hàng kém chất lượng. Cũng như giá thành thì khẳng định trong chợ Đồng Xuân không có một cửa hàng nào rẻ bằng.
Gian dối về nguồn gốc
Theo bà Soa, các loại ô mai, hoa quả sấy khô đều được bà nhập từ những cơ sở có uy tín trong Đà Lạt (Lâm Đồng); Mộc Châu (Sơn La) hay Hà Giang và có giá dao động từ 250.000 – 300.000 đồng một kg. Khi chúng tôi gặng hỏi về việc hàng hóa không hề có tem mác, nguồn gốc xuất xứ và hạn sử dụng. Thậm chí có những loại có tem mác nhưng đều là chữ Trung Quốc, bà Soa lấp liếm trả lời đóng gói như vậy để coi như gửi biếu người nhà ăn Tết, đỡ bị tính các loại phí trong quá trình vận chuyển.
Còn những sản phẩm bao bì Trung Quốc là do tiểu thương bên đấy đặt mua sản phẩm của bà; và dùng bao bì của họ cho người dân bên đó dễ nhận biết. Khi chúng tôi thử hỏi mua các loại số lượng lớn và đóng gói theo mẫu tự chọn. Thì bà Soa khẳng định kiểu gì cũng làm được hết. Bà sẽ cho vận chuyển đến tận tỉnh, thành phố theo yêu cầu và khi nhận hàng mới phải thanh toán.
Chất lượng đi đôi với giá tiền
Mang những thắc mắc đó hỏi một chủ cửa hàng ô mai gia truyền trên phố Hàng Đường (Hà Nội). Chúng tôi được biết tất cả các hộ kinh doanh bán ô mai trên phố Hàng Đường này; đều bán các loại sản phẩm cùng loại có giá cao hơn ở chợ Đồng Xuân. Bởi từ đầu nguyên liệu vào cũng đã được lựa chọn kỹ lưỡng; quy cách sản xuất cũng vô cùng cẩn thận mặc dù hiện giờ đa số các hộ kinh doanh ở đây đều chuyển sang sản xuất trên dây chuyền máy móc là chủ yếu. Chứ không còn làm thủ công như trước.
Đa số khách ở đây là người Hà Nội mua về gửi biếu bạn bè phương xa, hay du khách mua về làm quà… Còn đối tượng mua hàng ở các làng nghề làm mứt hay chợ Đồng Xuân thì chủ yếu là dân mua buôn về các tỉnh bán lại. Hoặc du khách nước ngoài do hướng dẫn viên du lịch dẫn vào để ăn theo phần trăm.
Cũng chính vì “tiền nào của nấy”; nên đa số người dân ở các tỉnh khi mua phải những hộp mứt, ô mai trôi nổi như vậy đã không ít chuyện cười ra nước mắt. Trường hợp thường xuyên gặp nhất là những hộp mứt ngoài ghi thành phần một kiểu nhưng trong lại một kiểu. Đặc biệt là trọng lượng thực thì thường xuyên chỉ bằng một phần hai; thậm chí là một phần ba so với trọng lượng ghi trên vỏ bao bì…
>> Những tin tức khác về Phân tích – Thị trường
Lời kết
Với việc trên thị trường còn trôi nổi nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc, chất lượng kém. Như vậy thì mỗi người tiêu dùng cần chọn mua các sản phẩm của các thương hiệu uy tín; có nguồn gốc rõ ràng. Tránh mua những sản phẩm lập lờ nhái thương hiệu cũng như kiểu dáng. Đặc biệt chú ý tới ngày sản xuất cũng như hạn sử dụng.
Nguồn: vanhoaonline.com.vn