Bếp dưới chân cầu thang – thiết kế đầy sáng tạo mở rộng không gian sống

Bếp dưới chân cầu thang – thiết kế đầy sáng tạo mở rộng không gian sống

23/03/2021 0 Văn Thị Bích Oanh 264

Theo như các thuyết trong phong thủy, việc đặt bếp dưới chân cầu thang hoặc được biết đến là không tốt và cũng không được may mắn cho lắm. Vì điều này sẽ ảnh hưởng đến vận khí của gia đình bạn, cũng là vấn đề mà gia đình nào cũng quan tâm. Tuy nhiên, bạn chỉ cần hóa giải tốt chắc chắn sẽ khiến căn bếp của bạn trở nên êm ấm hơn.

Nếu bạn muốn tiết kiệm không gian bếp và tận dụng mọi đường nét trong phòng thì thiết kế bếp dưới chân cầu thang có thể tiết kiệm diện tích và tạo nên một căn bếp thực sự cuốn hút. Có rất nhiều sản phẩm và kiểu dáng thiết kế tủ bếp gầm cầu thang. Vì vậy bạn nên lựa chọn mẫu tủ bếp phù hợp theo diện tích căn phòng và từng tiêu chuẩn gầm cầu thang.

Bạn có nên thiết kế phòng bếp gần cầu thang? Dưới cầu thang?

Bạn có nên thiết kế phòng bếp gần cầu thang? Dưới cầu thang?

Thiết kế bếp gần cầu thang hoặc gầm cầu thang là một sự lựa chọn “bất đắc dĩ”, bởi suy cho cùng đây không thực sự là vị trí thích hợp để thiết kế bếp. Theo phong thủy phương Đông, gầm cầu thang là nơi có thể nén và tích tụ những luồng năng lượng không mong muốn. Đồng thời, bếp được ví như kho tiền, nơi đốt lửa, là nơi ở của thần tài, ông táo. Vì vậy, việc đặt bếp dưới gầm cầu thang vô hình chung sẽ khiến bếp bị những nguồn tài khí vô hình dồn nén. Điều này sẽ ảnh hưởng đến vận may và sức khỏe của gia đình bạn.

Tuy nhiên, tất cả mới chỉ là ý kiến, bởi chưa có nghiên cứu nào thực sự chứng minh chính xác quan điểm này. Thực tế, thiết kế nhà phương Tây vẫn sử dụng không gian ngầm để làm bếp cho ngôi nhà của mình. Ngoài bếp, gầm cầu thang còn có thể được tận dụng để làm kệ tivi, giá sách, kệ rượu, giường ngủ mang lại cảm giác thoải mái nhất định cho ngôi nhà. Điều này nhằm khuyến khích gia chủ không quá lo lắng về vấn đề phong thủy khi đặt bếp gần cầu thang hoặc khu vực gầm cầu thang. Ngoài ra, hãy chú ý đến chức năng và hiệu quả sử dụng ảnh hưởng trực tiếp đến không gian mà bạn có thể sử dụng.

Đặt bếp ngay dưới cầu thang sẽ cho bạn những điều tuyệt vời không ngờ đến

Đặt bếp ngay dưới cầu thang sẽ cho bạn những điều tuyệt vời không ngờ đến

Tăng diện tích không gian cho các việc khác

Với những ngôi nhà biệt thự sân vườn hay biệt thự phố có diện tích rộng rãi thì việc bố trí nội thất khá dễ dàng, nhưng đối với những căn nhà nhỏ nếu không muốn nói là quá eo hẹp về diện tích, thì việc làm sao để bố trí đầy đủ các không gian chức năng mà vẫn có diện tích để “thở” không phải là điều dễ thực hiện. Thiết kế bếp dưới chân cầu thang là giải pháp tuyệt vời để mang tới một không gian tiện nghi hơn trong một không gian chật hẹp.

Tạo cảm giác gọn gàn hơn

Không gian dưới gầm cầu thang thường tạo cảm giác chật hẹp. Thế nhưng bạn không nên bỏ lỡ góc nhỏ này. Vì đây có thể là không gian thú vị cho việc bếp núc mỗi ngày. Đôi khi những vật dụng nhà bếp phục vụ ăn uống trở nên quá nhiều và khiến cho căn bếp trở nên lộn xộn, chật chội. Khi đó thiết kế bếp nhỏ dưới gầm cầu thang có thể giúp bạn sử dụng chiều cao trên tường khu vực gầm cầu thang để tạo thành những kệ gắn tường phía trên bếp nấu có cửa trượt rồi đặt hết những chén đĩa cốc, ly vào đó rồi đóng các cánh cửa trượt vào thì bạn sẽ thấy không gian nội thất trở nên sạch sẽ, gọn gàng và rộng rãi hơn rất nhiều.

Tận dụng triệt để mọi không gian còn trồng

Không gian dưới gầm cầu thang được coi là không gian chết. Chính bởi thế để khắc phục đi góc chết này, hãy thiết kế một căn bếp dưới chân cầu thang. Chúng tôi tin chắc rằng đây sẽ là một không gian tiện dụng. Nhưng bên cạnh đó cũng không kém phần thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn. Tại khu vực này, gia chủ có thể đặt tủ chén đĩa, xoong nồi… hoặc những vật dụng thường dùng để nấu ăn. Không chỉ thế những đồ nội thất, điện tử quan trọng khác. Cụ thể như tủ lạnh, tủ bếp hay chậu rửa cũng có thể bố trí ở vị trí hẹp này.

Một số điều cần ghi nhớ khi thiết kế bếp dưới cầu thang

Cần đo diện tích trước khi mua sắm nội thất

Khi muốn đặt bếp hay tủ đựng chén đĩa dưới gầm cầu thang, bạn nên đo đạc diện tích của phần không gian này để chọn chiếc tủ chén hoặc loại bếp phù hợp. Tránh trường hợp mua về nhưng những thiết bị này lại chiếm chỗ quá nhiều. Để tiết kiệm diện tích, những loại bếp có kích cỡ vừa phải; chậu rửa loại vừa; tủ chén kiểu dáng thanh mảnh… là một gợi ý.

Thiết kế tay vịn cầu thang bằng kính

Để tạo sự ngăn cách với những không gian khác như phòng khách, lối đi. Bạn nên sử dụng chất liệu tay vịn cầu thang bằng kính. Điều này cũng giúp không gian như rộng hơn và khu vực bếp không tạo cảm giác ngột ngạt. Sử dụng kính để làm tay vịn cầu thang cũng là một xu hướng nội thất hiện nay.

Nếu bạn muốn thiết kế bếp dưới cầu thang của nhà ống. Bạn nên đặt cầu thang lùi xuống phía sau nhà một chút để tránh tầm nhìn thằng của phòng khách. Đồng thời bạn có thể sử dụng một vách ngăn mỏng bằng nhựa hoặc thạch cao để ngăn khu vực cầu thang với khu bếp. Qua đó, tạo nên tính thẩm mĩ cho không gian nội thất. Tránh làm lan can hay tay vịn cầu thang bằng gỗ. Cho dù là loại bấp gas hay bếp từ thì cũng không nên. Bởi khi gặp sự cố cháy nổ rất dễ bị cháy cầu thang và khiến cho việc thoát hiểm giữa các tầng. Bên cạnh đó cũng khó khăn cho việc di chuyển khi gặp sự cố. Cho nên bạn nên sử dụng lan can kính và tay vịn inox.

Không nên đặt bàn ăn dưới gầm cầu thang

Không nên đặt bàn ăn ở dưới gầm cầu thang mà chỉ nên đặt bếp hay tủ bếp, quầy bar mini. Vì không gian ăn uống cần lịch sự và thoải mái, thoáng đãng. Nếu có khách đến dùng bữa thì quả thật gầm cầu thang không phù hợp làm nơi ăn uống.

Những mẫu thiết kế bếp dưới cầu thang đẹp

Những mẫu thiết kế bếp dưới cầu thang đẹp

Không gian gầm cầu thang tưởng chừng như vô ích lại được biến tấu vô cùng ấn tượng. Phòng bếp nhỏ dù đặt dưới gầm cầu thang vẫn được bày biện gọn gàng, khoa học. Căn bếp giản dị với đồ dùng không đắt tiền nhưng đủ cho nhu cầu của các gia đình nhỏ. Nếu khéo sắp xếp, bạn bố trí được cả đảo bếp, bàn bar trong khu vực hạn hẹp này. Từ ấy, khu vực thường bị bỏ phí trở thành góc sinh hoạt chung ấm áp trong nhà.

Bếp được đặt dưới cầu thang phải chú ý để không ảnh hưởng đến các khoảng không gian khác. Căn bếp màu xanh kết hợp tay vịn cầu thang được làm bằng kính tao cảm giác thoáng đãng. Không gian gầm cầu thang tưởng chừng như vô ích lại được biến tấu vô cùng ấn tượng. Cầu thang lên gác xép có độ dài vừa phải nên chủ nhà sáng tạo bếp hình chữ L. Cách thiết kế bếp nhỏ dưới gầm cầu thang theo phong cách hiện đại chỉ cần đơn giản thế này mà vẫn sang trọng

Bếp được thiết kế đồng bộ với cầu thang tạo thành một chỉnh thể thống nhất và đẹp mắt. Chỉ cần bạn thiết kế bếp nhỏ dưới gầm cầu thang với một kệ bếp và tủ bếp trên đơn giản như thế này đã tiết kiệm được không gian cho tầng trệt rất nhiều. Nếu không có quá nhiều bát đĩa, bạn có thể sử dụng các ngăn để mở làm giảm chi phí mua sắm.

Tổng kết

Trong cuộc sống hiện đại, căn bếp tồn tại không chỉ để phục vụ nhu cầu sinh tồn của con người. Mà bên cạnh đó, chúng đã góp mặt vào trong nét văn hóa; thói quen sinh hoạt và đời sống tinh thần. Dù không gian phòng ốc nhỏ hẹp hay rộng lớn; thì việc trang hoàng và bố trí bếp sao cho hợp lý cũng vô cùng quan trọng. Hy vọng với những mẫu thiết kế bếp dưới cầu thang độc đáo chúng tôi vừa chia sẻ; sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng cho căn bếp gia đình mình.

Nguồn: wedo.vn