Cách giải quyết nỗi đau đầu khi gặp sự cố sơn tường

Cách giải quyết nỗi đau đầu khi gặp sự cố sơn tường

25/03/2021 0 Nguyễn Ly 240

Màu sơn của tường nhà chính là yếu tố quan trọng quyết định tính thẩm mỹ của ngôi nhà. Các bạn khi xây nhà cho chính mình có ai muốn một ngôi nhà bị các lỗi về sơn tường không? Tất nhiên là không rồi phải không nào. Một lớp sơn chuẩn sẽ giúp căn nhà của bạn như khoác lên một tấm áo mới. Ai cũng mong muốn đó là một tấm áo trơn mượt mềm mịn. Không một ai đã bỏ tiền xây sơn lại chấp nhận một cái áo xù xì rách rưới cả. Đúng vậy, khi mà bê tông cốt thép, phần thô được coi là xương thịt của ngôi nhà. Thì lớp nước sơn tường chính là da dẻ là chiếc áo của ngôi nhà. Tuy nhiên việc thi công sơn tường thường không phải lúc nào cũng êm xuôi. Nhất là khi gặp phải những người thợ sơn non tay, hay các gia chủ thiếu kinh nghiệm. Những lỗi thường gặp khi sơn nhà nhiều vô số kể. Từ tường bong, tróc cho tới lớp sơn xù xì, ẩm mốc….

Lớp áo mới cho ngôi nhà

Sơn nhà là việc tân trang, hô biến cho căn nhà của bạn. Nước sơn tạo nên lớp “bảo vệ” cho ngôi nhà. Quan trọng hơn cả là nó tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Tuy nhiên, nếu bạn không có kinh nghiệm sơn. Thì trong quá trình sơn tường nhà sẽ gặp một số lỗi. Khi sơn tường nhà chung cư hay bất kỳ tường nhà nào khác thì chúng ta cần chú trọng lớp sơn phải mịn đẹp. Tuy nhiên nhiều người chưa có kinh nghiệm sơn nhà, thường gặp rất nhiều lỗi như: màng sơn bị nhăn, lớp sơn bị rỗ, màu sơn không đều, hay phấn hóa trên tường, … Tất cả đều có nguyên nhân và cách khắc phục. Đừng bỏ qua bài viết này nếu bạn đang gặp phải một trong số 12 trường hợp dưới đây nhé! Chính vì thế, bài viết này xin gửi đến các bạn đọc của OIP.VN cách giải quyết khi gặp phải sự cố sơn tường.

Thi công

Tổng hợp một số sự cố khi thi công sơn tường và giải pháp

Giải pháp khắc phục sự cố khi thi công sơn tường phổ biến. Giúp bạn chọn được loại sơn nước chất lượng. Khắc phục sự cố thi công sơn tường tốt nhất. Trong cả quá trình thi công sơn tường nội thất và ngoại thất. Thường gặp một số sự cố ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt sơn. Dưới đây, OIP.VN sẽ giúp khách hàng nhận diện dấu hiệu. Và giải pháp khắc phục những sự cố thi công phổ biến.

Bề mặt sơn bị nhăn

Biểu hiện: Màng sơn sau khi thi công bị khô và sần sùi, bề mặt không trơn nhẵn liên tục.

Nguyên nhân do con người:

  • Trước khi sơn. Bề mặt tường chưa được làm sạch, vẫn dính tạp chất, bụi bẩn, khiến bề mặt sần sùi, kém thẩm mỹ.
  • Khi thi công sơn nước thì sơn với lớp sơn quá dày.
  • Các bước thi công không tuân thủ thời gian theo đúng quy định.

Nguyên nhân do yếu tố tự nhiên:

  • Điều kiện thời tiết khi thi công quá nóng hoặc quá lạnh. Khiến cho lớp sơn phía ngoài khô nhanh hơn lớp phía trong.
  • Độ ẩm không khí quá cao trong quá trình thi công. Ảnh hưởng đến quá trình làm khô màng sơn.

Giải pháp: Vệ sinh, làm sạch bề mặt sơn cũ bị nhăn. Trước khi thi công lớp sơn mới. Trong quá trình thi công, cần đợi lớp sơn lót khô hoàn toàn. Rồi mới tiến hành sơn phủ. Cũng cần chú ý điều kiện thời tiết khi sơn tường nhà. Tránh sơn ngày mưa, độ ẩm cao hay quá nắng nóng.

Rạn nứt bề mặt sơn

Biểu hiện: Bề mặt sơn sau khi hoàn thiện xuất hiện những vết rạn nứt chân chim. Với khả năng bám dính không cao.

Nguyên nhân:

  • Lựa chọn loại sơn tường chất lượng kém. Với độ bám dính không cao, độ bền
  • Thi công lớp sơn quá mỏng hoặc quá dày. Khiến sơn chưa đủ thấm vào bề mặt tường đã bị khô cứng.
  • Khâu xử lý bề mặt tường không tốt. Hoặc sơn lên bề mặt gỗ nhưng không dùng sơn lót.

Giải pháp: Làm sạch lớp sơn cũ bằng bàn chải sắt. Hoặc giấy nhám để loại bỏ toàn bộ bề mặt sơn cũ trước khi thi công sơn mới. Đặc biệt cần lưu ý khách hàng không tham rẻ chọn loại sơn kém chất lượng. Để về lâu dài ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và độ bền màu của sơn.

Rạn nứt

Màng sơn không mịn, sần sùi

Biểu hiện: Bề mặt sơn không bằng phẳng. Màng sơn xuất hiện các hạt và bọt khí. Khi bọt vỡ ra để lại lỗ ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của tường nhà.

Nguyên nhân:

  • Sử dụng loại sơn kém chất lượng, mua sơn không rõ nguồn gốc xuất sứ và loại sơn không phù hợp. Ví dụ: Chọn sơn nội thất để sơn ngoại thất, hay lăn sơn bóng lên bề mặt sần
  • Kỹ thuật pha sơn không đúng. Khi trộn sơn không đều hay lăn sơn quá nhanh. Lăn thừa sơn khiến sơn chưa kịp bám chắc vào bề mặt tường.

Giải pháp: Hầu hết các loại sơn khi thi công sẽ tạo bọt. Nên chọn loại sơn cao cấp, chất lượng thì khi tho công. Bọt khí đã bị vỡ, giúp màng sơn phẳng hơn. Lưu ý khi thi công không nên sơn quá dày. Hoặc lăn sơn quá nhanh để đảm bảo độ đồng đều, mềm mịn. Với về mặt sần sùi cần chà phẳng và để khô, mới sơn lót trước khi sơn phủ.

Bề mặt sơn tường bị rêu mốc

Biểu hiện: Bề mặt sơn tường bị rêu mốc, xuất hiện những hình ảnh đốm xanh đen, xanh rêu hay nâu đen.

Nguyên nhân:

  • Các bề mặt tường tại vị trí dễ phát triển nấm mốc. Đặc biệt ở những khu vực có độ ẩm cao, dễ ẩm mốc như nhà tắm, nhà bếp hay nhà vệ sinh.
  • Sử dụng sơn gốc dầu hay sơn nước kém chất lượng, không có khả năng chống thấm, chống nấm mốc.
  • Với bề mặt sơn cũ, cần xử lý vệ sinh bề mặt rêu mốc trước khi sơn.

Giải pháp: Trước khi sơn cần xử lý bề mặt tường. Cần tẩy nấm mốc cũ bằng dung dịch tẩy rửa và dụng cụ chùi rửa. Để bề mặt tường thật khô hoàn toàn mới tiến hành sơn mới. Khi sơn lại cũng cần lựa chọn loại sơn chất lượng cao. Như sơn Sunvic có khả năng chống rêu mốc. Cùng với khả năng chịu chùi rửa tốt nhất.

Ẩm mốc

Bề mặt sơn bị xà phòng hóa

Biểu hiện: Bề mặt sơn không bằng phẳng. Với những cộm hóa chất tồn đọng đặc biệt ở các vị trí có độ ẩm cao. Màng sơn không đều màu. Có những vết màu nâu nhạt hay vết như xà phòng, dính nhầy trên tường.

Nguyên nhân: Do thi công sơn ở những khu vực có độ ẩm cao. Như chân tường, nhà tắm, nhà vệ sinh hay trần nhà.

Giải pháp: Với những bề mặt sơn bị xà phòng hóa. Thì có thể dùng dung dung dịch tẩy rửa bề mặt sạch  sẽ và để thật khô. Thì thay thế lớp sơn mới.

Màng sơn hư hỏng, bám bụi bẩn

Biểu hiện: Màng sơn tường sau một thời gian sử dụng biểu hiện màng sơn kém chất lượng. Dễ bị bám bụi bẩn, gây ố hỏng.

Nguyên nhân: Trong quá trình thi công không sử dụng sơn lót và chọn loại sơn kém chất lượng. Không có khả năng bảo vệ tường, không có khả nnagw chống bám bẩn.

Giải pháp: Nên thay thế màng sơn cũ bằng các sản phẩm sơn nước có hàm lượng chất tạo màng cao. Chống bám bẩn và chịu chùi rửa hiệu quả. Lưu ý cần thi công sơn lót tạo màng trước khi sơn phủ để tăng khả năng nhiễm bẩn.

Màng sơn sần sùi, không bằng phẳng

Biểu hiện: Bề mặt sơn ngoại thất bị nhăn, chỗ thì sần sùi, chỗ thì không đều màu.

Nguyên nhân:

  • Lỗi thi công lớp sơn quá dày, khiến màng sơn chưa kịp khô.
  • Điều kiện thời tiết khi sơn quá nóng. Hoặc sơn trong điều kiện mưa nhiều, có rêu mốc và độ ẩm cao.
  • Không tuân thủ tiêu chuẩn thời gian sơn giữa các lớp phải giãn cách nhau.
  • Bề mặt tường cần sơn không được vệ sinh sạch sẽ, bám bụi bẩn.

Giải pháp: Làm sạch bề mặt bằng bàn chải và dụng cụ cạo trước khi sơn mới. Cần chọn loại sơn ngoại thất cao cấp cho sơn phủ ngoài nhà và nội thất cao cấp cho sơn phủ trong nhà. Cần xem hướng dẫn và pha sơn,  thi công đúng kỹ thuật. Đảm bảo thời gian khô của các lớp sơn. Tránh thi công sơn tường vào những ngày trời mưa hay quá nóng.

Phấn hóa bề mặt sơn

Biểu hiện: Bề mặt sơn bị phấn hóa, khi dung tay xoa có lớp phấn dính trên tay.

Nguyên nhân:

  • Chọn sơn sản phẩm kém chất lượng, chưa được kiểm định, khả năng bám dính kém.
  • Khi thi công pha sơn quá loãng và sơn trên bề mặt chưa được xử lý tốt trước khi sơn.

Giải pháp: Sử dụng giấy nhám chà sạch bề mặt bị phấn hóa. Cũng như lau sạch bụi bẩn và lăn phủ lại bằng sơn lót. Chọn mua sơn phủ cao cấp, chất lượng để sơn lại.

Phấn hoá

Màng sơn bị bong tróc

Biểu hiện: Màng sơn tường nội thất hay ngoại thất bị bong tróc các lớp phủ, thậm chí cả lớp lót, độ bám dính kém.

Nguyên nhân:

  • Do bề mặt tường xử lý không tốt trước khi sơn, bị thấm ẩm khiến màng sơn bị bong tróc.
  • Lựa chọn các sản phẩm sơn có độ bám dính kém chất lượng.
  • Kỹ thuật thi công sơn đúng chuẩn. Sơn lên bề mặt ướt hoặc trong điều kiện thời tiết bất lợi.

Giải pháp: Làm sạch bề mặt sơn bị bong tróc. Mua và sử dụng loại sơn nội thất, ngoại thất cao cấp mới chất lượng. với khả năng chống thẩm, bám dính tốt. Đồng thời giảm thiểu các tác động do độ ẩm bên ngoài. Như sửa lại mái nhà hay máng xối nước xa tường nhà. Cũng như tỉa bớt cành cây to sát tường.

Bề mặt sơn bị nấm mốc

Biểu hiện: Trên bề mặt sơn tường sau khoảng 3- 4 tháng bắt đầu xuất hiện những đốm rêu mốc màu nâu, đen hoặc xám, mất thẩm mỹ.

Nguyên nhân:

  • Sử dụng sơn lót ngoại thất không đảm bảo chất lượng, sơn kém chất lượng chống nấm mốc kém.
  • Bề mặt tường không được xử lý tốt trước khi sơn phủ.
  • Tường tại vị trí có độ ẩm cao, ánh sang mặt trời ít chiếu tới, lại không sơn lót chống thấm.

Giải pháp: Làm sạch vết rêu mốc bằng dung dịch tẩy rửa. Rồi đợi bề mặt thật khô thì sơn lại bằng sơn ngoại thất Sunvic cao cấp để sơn phủ ngoài nhà. Còn sơn nội thất Sunvic cao cấp Sunvic phủ trong nhà với các vị trí cần sơn lại. Để chống rêu mốc hiệu quả.

Bề mặt sơn bị đứt gãy, rạn nứt

Biểu hiện: Bề mặt sơn tường sau khi hoàn thiện khoảng 2 – 10 tháng bị đứt gãy, không liền mạch, không đều màu.

Nguyên nhân:

  • Lựa chọn sản phẩm sơn lót và sơn phủ ngoại thất kém chất lượng, hàng ngái, hàng dơm lắm phẩm chất.
  • Kỹ thuật thi công sơn quá dày hoặc quá mỏng.
  • Khâu xử lý bề mặt tường không tốt. Với bề mặt gỗ lại không dung sơn lót.
  • Thi công  sơntrong điều kiện thời tiết lạnh hoặc nhiều gió khiến màn sơn khô quá nhanh.

Giải pháp: Đánh giá bề mặt sơn bị rạn nứt xem mức độ như thế nào. Nếu chỉ nứt bề mặt thì dùng bàn chải sắt và giấy chà nhám loại bỏ lớp sơn cũ bị nứt rạn. Làm sạch sẽ  và thi công lại bằng loại sơn ngoại thất chất lượng. Trường hợp nứt lớp màng mastic. Thì cần cạo hết màng sơn đến lớp phủ rồi sau đó chà phẳng bề mặt và sơn lót, sơn phủ mới hoàn toàn.

Nổi muối

Màng sơn nổi muối

Biểu hiện: Bề mặt tường sau khi sơn xuất hiện những kết tinh dạng muối trên bề mặt sơn. Sau một thời gian thi công.

Nguyên nhân:

  • Bề mặt tường đã bị thấm ẩm từ ngoài vào trong hoặc từ trong ra ngoài.
  • Do sơn lên tường cũ chưa xử lý tốt bề mặt tường đã vội sơn.

Giải pháp: Với những vị trí tường dễ bị thấm ẩm thấp. Luôn cần lưu ý chọn loại sơn chống thấm có khả năng chịu ẩm tốt nhất. Tạo điều kiện thông gió cho khu vực dễ bị ẩm. Với bề mặt đã bị nổi muối. Thì cần dung bàn chải sắt để chà rửa sạch bề mặt, để khô và sơn lại bằng sơn cao cấp, chất lượng.

Gợi ý một số sản phẩm sơn chất lượng

Với những sự cố trong thi công sơn tường nhà trên đây. Cùng những giải pháp khắc phục sự cố thường gặp khi lựa chọn và thi công sơn ngoại thất và nội thất. Để bề mặt sơn tường nhà bạn không bị rơi vào các sự cố mất thẩm mỹ, kém bền như trên đây. Đừng quên lựa chọn dòng sơn chuyên biệt. Được sản xuất phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều đặc trưng của nước ta. Ví dụ có thể tham khảo là dòng sơn Suvic. Đây là một dòng sơn sử dụng công nghệ Nano kết hợp. Để khắc phục và ứng phó với khí hậu nhiệt đới gió mùa tốt nhất hiện nay. Hãy cùng OIP.VN tìm hiểu. Từ đó lựa chọn được màu sơn và có được hướng dẫn thi công đúng chuẩn.

Nguồn: sonsuvic.com