Cách tính diện tích xây dựng chính xác mà bạn nên biết

Cách tính diện tích xây dựng chính xác mà bạn nên biết

23/03/2021 0 Lê Ngoãn 218

Khi có ý định xây nhà, hầu như mọi người đều phải tìm hiểu trước về tất tần tật mọi thứ. Nếu như bạn có chút hiểu biết về xây dựng thì mọi việc rất đơn giản. Tuy nhiên, đa số chúng ta đều không hiểu rõ về các khái niệm trong xây dựng. Đặc biệt là cách tính diện tích xây dựng nhà để xác định đơn giá xây dựng. Nói cách khác, phải biết tính diện tích xây dựn để nhân với đơn giá xây dựng ra giá trị của ngôi nhà. Việc làm này còn đặc biệt quan trọng đối với các gia đình muốn sử dụng dịch vụ xây dựng nhà ở trọn gói. Vậy tính diện tích xây dựng như thế nào mới đúng? Theo dõi bài viết dưới đây để biết cách tính diện tích xây dựng chính xác.

Bất cứ đơn vị thầu xây dựng và cả gia đình nào trước khi bắt đầu dựng lên 1 công trình nhà ở thì việc quan trọng là phải tính toán chính xác nhất diện tích của nó. Bởi vì cách tính diện tích xây dựng là bước quan trọng đầu tiên trong việc xây dựng một công trình. Từ tổng diện tích xây dựng thì chủ đầu tư sẽ tính ra toàn bộ chi phí thiết kế, giá xây nhà thô và giá xây nhà trọn gói.

Diện tích xây dựng là gì?

Diện tích xây dựng là gì?

Diện tích xây dựng là diện tích có hao phí xây dựng được đề cập trong giấy phép xây dựng hoặc không được đề cập trong giấy phép xây dựng. Diện tích xây dựng không phải là tổng diện tích sở hữu. Diện tích xây dựng của một công trình sẽ phải tuân thủ theo các quy định về mật độ xây dựng, được tính bằng diện tích sàn mỗi tầng cộng với các diện tích khác có hao phí xây dựng như móng, mái, sân, thông tầng, ban công, seno, tầng hầm,… nếu có.

Ngoài diện tích xây dựng, ta thường gặp một số khái niệm về diện tích khác như:

Khái niệm diện tích sàn xây dựng

Khái niệm diện tích sàn xây dựng

Diện tích sàn xây dựng được lý giải là tổng diện tích sàn xây dựng (kể cả ban công) của tất cả các tầng. Diện tích sàn xây dựng thường được dùng để xác định giá xây dựng (dự toán xây dựng) của công trình.

Khái niệm thông thủy

Thông thủy là cách tính diện tích căn hộ đo theo những nơi nước có thể lan tỏa. Diện tích thông thủy thường được hiểu là kích thước lọt lòng. Ở nước ngoài, diện tích này còn được gọi với cái tên khác là diện tích trải thảm, nghĩa là ở đâu có thể trải được thảm thì ở đó sẽ được đo để tính.

Diện tích thông thủy bao gồm cả phần diện tích tường ngăn các phòng bên trong căn hộ và diện tích ban công, lô gia (nếu có) gắn liền với căn hộ đó. Diện tích thông thủy sẽ không tính tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, diện tích sàn có cột, hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ. Khi tính diện tích ban công thì tính toàn bộ diện tích sàn. Trường hợp ban công có phần diện tích tường chung thì tính từ mép trong của tường chung.

Khái niệm diện tích tim tường

Diện tích tim tường thường được sử dụng để xác định diện tích căn hộ chung cư. Bao gồm cả tường phân chia các căn hộ, tường bao chung cư, diện tích sàn có cột, hộp kỹ thuật. Đối với loại hình nhà ở này, diện tích tim tường chính là diện tích xây dựng.

Công thức tính tổng diện tích xây dựng

Công thức tính tổng diện tích xây dựng

Tổng diện tích xây dựng được tính theo m2 để xác định chi phí thiết kế, chi phí xây thô và hoàn thiện trọn gói của ngôi nhà.
Từng nhà thầu sẽ có cách tính tổng diện tích xây dựng theo hệ số khác nhau. Dưới đây là cách tính cơ bản thông dụng nhất để bạn đọc tham khảo:

Đối với phần móng

Nếu phần sân trước và sau có đổ cột xây tường rào, lát gạch làm cổng bắt buộc phải đổ móng. Để đảm bảo tính kiên cố cho công trình. Ví dụ diện tích đất 5x20m, xây 5x15m, sân 5x5m thì phải làm móng cả diện tích 5x20m.

Diện tích theo hệ số được tính: Chiều dài x Chiều rộng x Hệ Số(14.47 x 3.8 x 0.5 = 27.49). Vì là móng băng nên hệ số: 0.5 tức 50% diện tích. Hệ số ở đây chủ đầu tư có thể hiểu đơn giản là hao phí xây dựng cho từng phần ứng với chi phí m2. Có nghĩa rằng làm móng băng nhà 14.47 x 3.8 sẽ là 27.49m2 x đơn giá xây thô 3tr3/m2 khoảng 90 triệu  cho phần móng.

Tùy vào nhà bạn sử dụng loại móng nào mà sẽ có hệ số móng được tính như sau:

– Móng cọc: tính 30% diện tích.

– Móng băng: tính 50% diện tích.

– Móng đơn: tính 20% diện tích.

– Móng bè: tính 100% diện tích.

Đối với phần nhà

Phân nhà được hiểu là phần diện tích có mái che bên trên. Phần này được tính 100% diện tích như diện tích sàn mỗi tầng: trệt, lầu, sàn sân thượng.

Đối với ô trống trong nhà

– Thông tầng dưới 8m2: tính 100% diện tích.

– Thông tầng trên 8m2: tính 50% diện tích.

Đối với phần sân

– Sân dưới 15m2 có đổ cột, xây tường rào, lát gạch: tính 100% diện tích.

– Sân dưới 30m2 có đổ cột, xây tường rào, lát gạch: tính 70% diện tích.

– Sân trên 30m2 có đổ cột, xây tường rào, lát gạch: tính 50% diện tích.

Đối với phần mái

– Mái tôn: tính 30% diện tích.

– Mái bê tông cốt thép: tính 50% diện tích.

– Mái ngói vì kèo sắt: tính 70% diện tích.

– Mái bê tông dán ngói: tính 100% diện tích.

Lưu ý: Diện tích trong báo giá khái toán chỉ là dự kiến, số liệu m2 thực tế sẽ lấy dựa trên hồ sơ thiêt kế thi công và giấy phép xây dựng.

Qua chia sẻ trên, OIP hy vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức về xây dựng.

Nguồn: diendandatdai.com