Giải pháp nâng nền nhà khắc phục sụt lún, thấp hơn mặt đường

Giải pháp nâng nền nhà khắc phục sụt lún, thấp hơn mặt đường

25/03/2021 0 Nguyễn Ly 1,064

Hiện nay cùng với quá trình đô thị hoá, các con đường ngày được cải tạo mở rộng. Đi cùng với việc nâng cao mặt đường giảm ứ đọng nước. Chính sự nâng cấp của các con đường này mà những căn nhà cũ, những căn nhà xây trước lúc làm đường thường hay gặp chung một vấn đề. Đó là tình trạng nền nhà thấp hơn mặt đường. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày của người dân. Mùa hè thì bụi bay vào nhà. Mùa mua thì nước ngập lụt không thoát được. Chưa hết, trong quá trình làm đường do sự thay đổi của kết cấu nền đất, sự di chuyển của các phương tiện lớn khiến cho nhà dân hai bên đường cũng bị ảnh hưởng theo. Nền móng nhà bị dịch chuyển dẫn tới nứt gãy nền, tường…. Chính vì những lí do này mà việc cải tạo nâng nền nhà cho bà con rất được quan tâm. Hãy cùng OIP.VN tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục nền nhà sụt lún nhé.

Nền nhà sụt lún, thấp hơn mặt đường

Theo chia sẻ của nhiều chuyên gia thì nền nhà bị lún được đánh giá là một trong những sự cố nhà ở khó khắc phục nhất. Để xử lý nền nhà bị lún hiệu quả thì yêu cầu đòi hỏi kỹ thuật cao. Nếu xử lý không tốt. Thì thay vì mất khoảng 20% chi phí xây nhà cho phần xử lý móng thì bạn sẽ phải mất tiền xây mới lại nhà. Nền nhà xuống cấp, lún sụt hay thấp hơn mặt đường là hiện tượng khá phổ biến ở những công trình cũ. Gây ra nhiều phiền phức, bất tiện trong sinh hoạt, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Cải tạo nâng nền nhà được coi là giải pháp “cứu cánh” cho các gia chủ đang gặp phải tình trạng này.

Kỹ thuật nâng nền nhà là gì

Cải tạo nâng nền nhà là biện pháp kỹ thuật rất phổ biến trong sửa chữa nhà cũ. Được thực hiện bằng cách đắp thêm các vật liệu như cát, đá…. Để nâng chiều cao của nền nhà trong trường hợp nền bị xuống cấp. Hoặc không còn đáp ứng được nhu cầu sử dụng của gia chủ. 

Lúc nào thì phải cải tạo nâng nền nhà

Những ngôi nhà đã được xây từ nhiều năm trước. Qua thời gian và quá trình sử dụng thường khó tránh tình trạng nền nhà xuống cấp, lún sụt. Trong quá trình xây nhà, thi công nền không chắc chắn hoặc bị sai về kết cấu cũng góp phần khiến nền nhà nhanh lún sụt hơn. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của ngôi nhà. Mà còn tác động lớn đến sinh hoạt và an toàn của người sống trong nhà.

Nền sụt lún

Bên cạnh đó, ở những nơi thực hiện nâng cấp, sửa chữa đường để cải thiện giao thông, chống ngập lụt. Đường được nâng cao hơn nền nhà dân. Biến tầng trệt của ngôi nhà thành tầng bán hầm. Khi nền nhà thấp hơn mặt đường. Người ở sẽ phải chịu nhiều tác động xấu từ môi trường bên ngoài. Như bụi, bùn đất, nước mưa, rác thải tràn vào nhà, ngập lụt làm hư hỏng đồ đạc. Gây nhiều bất tiện, khó khăn trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày. Ngoài các trường hợp nâng nền để khắc phục sự cố. Nhiều gia chủ sống ở những khu vực trũng, dễ xảy ra ngập lụt cũng chủ động cải tạo nâng nền nhà để phòng ngừa trước rủi ro. Thậm chí, nhiều người còn muốn điều chỉnh độ cao nền nhà để phù hợp với phong thủy, đón tài lộc vào nhà.

Quy trình kỹ thuật nâng nền nhà

Nếu đang có kế hoạch nâng nền nhà. Thì để việc thi công nâng nền đạt hiệu quả mong muốn, bạn cần hiểu rõ quy trình cơ bản sau:

Bước 1: Khảo sát hiện trạng nền nhà

Trước tiên, hãy tiến hành đo đạc chiều cao từ mặt đường đến trần nhà và từ nền cũ đến trần nhà:

Với chiều cao từ mặt đường đến trần, nếu kết quả đo cao hơn 3m, có thể tiến hành nâng nền nhà, đảm bảo nền nhà cao hơn ít nhất 10-20cm so với mặt đường. Nếu chiều cao từ mặt đường đến trần nhà nhỏ hơn 2,8m, tốt nhất là không nên nâng nền nếu không sửa lại trần, vì khi nâng nền lên, chiều cao từ nền mới đến trần là quá nhỏ, không đảm bảo tính an toàn. Với chiều cao từ nền nhà cũ đến trần, kết quả đo này sẽ giúp bạn quyết định nâng nền thêm bao nhiêu để phù hợp với mặt đường cũng như đáp ứng được những nhu cầu sử dụng khác của bạn. Tiếp theo, cần khảo sát hiện trạng nền nhà cẩn thận trước khi thi công cải tạo. Bước khảo sát thực tế này nhằm xác định nguyên nhân khiến nền lún sụt để tiến hành cải tạo:

Nếu nền nhà sụt lún do kết cấu sai khi thi công, việc nâng nền sẽ phức tạp hơn. Yêu cầu phải có thêm công tác gia cố nền cho chắc chắn hơn hoặc xem lại phương án móng đã phù hợp hay chưa. Nếu cần nâng nền do các nguyên nhân khác, hãy cân nhắc xem việc nâng nền có phù hợp với khả năng chịu tải của ngôi nhà không; có cần nâng thêm cửa sổ, mái nhà, trần nhà không; khung chịu lực có đảm bảo không,…

Bước 2: Xử lý nền nhà cũ

Trước khi nâng nền nhà, cần có công tác xử lý nền nhà cũ. Quy trình xử lý nền nhà cũ khá đơn giản, cụ thể như sau: Phá vỡ lớp bề mặt gạch cũ rồi thực hiện kiểm tra, thay thế các kết cấu kỹ thuật bị hư hỏng nếu có. Sau khi đã hoàn thiện phần kết cấu, dọn sạch và làm bằng phẳng nền cũ.

Bước 3: Tiến hành thi công nâng nền

Đổ lớp cát, xà bần hoặc các vật liệu nhẹ đến độ cao nền cần nâng. Mẹo nhỏ cho bạn là nên trừ hao đi khoảng 8cm. 

Tưới nước tạo độ ẩm rồi đầm thật kỹ, tạo độ nén đúng tiêu chuẩn. Tiếp tục cán lớp bê tông đá mi dày 5cm để làm cứng nền. Lớp vữa phải tạo dốc về hướng thoát nước, chỗ vữa mỏng nhất cần đạt độ dày tối thiểu 2cm. Lát gạch hoàn thiện nền nhà mới.

Một số kinh nghiệm cải tạo nâng nền nhà nhanh chóng, hiệu quả cao

Chọn vật liệu nâng nền tốt nhất

Trên thực tế, nhiều người chỉ coi trọng việc chuẩn bị gạch lát nền mới để hoàn thiện mà quên mất rằng lựa chọn vật liệu gì để tôn nền cũng là vấn đề cần được quan tâm. Trước đây, người ta thường dùng các loại vật liệu quen thuộc như cát, xỉ than để tôn nền. Nhưng thực tế cho thấy các vật liệu này không đủ bền chắc để đảm bảo sử dụng lâu dài. Sau này, vật liệu tôn nền được lựa chọn phổ biến là đất hoặc xốp.  Nhưng tính chịu lực kém nên nền nhà cũng nhanh chóng xuống cấp. Hiện nay, loại vật liệu được cho là hoàn hảo nhất cho việc cải tạo nâng nền nhà là bê tông nhẹ.

Bê tông nhẹ được coi là vật liệu tối ưu để cải tạo nâng nền nhà.

Là loại vật liệu mới du nhập vào Việt Nam những năm gần đây. Nhưng bê tông nhẹ đã kịp khẳng định tính ưu việt của mình trong ngành công nghiệp xây dựng. Ngoài ưu điểm nổi bật là trọng lượng rất nhẹ, nhẹ hơn cát và xỉ than. Không làm ảnh hưởng đến kết cấu công trình. Bê tông nhẹ còn tỏ ra vượt trội về độ cứng. Trong điều kiện thi công đúng kĩ thuật, bê tông nhẹ lúc đông cứng có thể đạt độ cứng lên đến 1-2 mpa. Nếu sử dụng bê tông nhẹ để nâng nền, gia chủ có thể yên tâm, không lo lún sụt.

Bê tông nhẹ

Bảo đảm tính cân đối của ngôi nhà sau nâng nền

Nếu nâng sàn mà không thi công nâng trần. Bạn nên tham khảo những gợi ý sau để không gian nhà ở sau cải tạo được cân đối, hài hòa hơn:

Sửa cửa: Kích thước cửa chính, cửa sổ cũ chỉ phù hợp với nền nhà cũ. Vì thế cần điều chỉnh hệ thống cửa để phù hợp với nền mới nâng.

Thay nội thất: Chọn bộ bàn ghế chân thấp để đánh lừa thị giác. Giúp “ăn gian” chiều cao của trần nhà. Không nên dùng tranh ảnh, vật trang trí treo tường kích thước lớn. Nên chọn loại kích thước nhỏ hơn để thay thế.

Trang trí trần nhà: Dùng những tông màu sáng, họa tiết trang trí nhỏ dần về phía giữa trần. Để tạo cảm giác trần nhà cao hơn.

Nguồn: batdongsan.com.vn