Hướng dẫn cách chống thấm bằng nhựa đường hiệu quả, tiết kiệm

Hướng dẫn cách chống thấm bằng nhựa đường hiệu quả, tiết kiệm

23/03/2021 0 Lê Ngoãn 426

Trần nhà, mái nhà, tường là nơi phải chịu tác động thường xuyên với các yếu tố khắc nghiệt của thời tiết như mưa, bão, nắng,… nếu không được bảo vệ cẩn thận sẽ có thể bị rạn nứt, hư hỏng ở nhiều mức độ khác nhau. Do đó, OIP đã tổng hợp cho bạn phương pháp chống thấm nhà bằng nhựa đường vô cùng đơn giản và hiệu quả mà không hề làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ cũng như đảm bảo an toàn về sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng áp dụng cách chống thấm cho nhà của bạn nhé.

Mùa mưa tới kéo theo nỗi lo đau đầu của nhiều gia đình về vấn đề chống thấm cho nhà ở. Cũng bởi khi xây dựng, nhiều hộ gia đình không chú trọng tới vấn đè chống thấm nhà. Vì thế mà mỗi khi có mưa kéo dài, nhà ở dễ thấm nước dẫn tới tường nhà, trần nhà, mái nhà ẩm mốc, về lâu dài có thể gây ra sơn tường, vữa trường bong tróc… Điều này gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà. Để khắc phục trạng này không xảy ra, tốt nhất nên xử lý chống thấm cho nhà ở bằng nhựa đường.

Có thể sử dụng nhựa đường để chống thấm không?

Nhựa đường là một hợp chất màu đen dạng lỏng hoặc dạng bán rắn, có độ nhớt cao. Hợp chất này có thành phần chính là bitum và thường xuất hiện trong dầu thô, trầm tích tự nhiên.

Có thể sử dụng nhựa đường để chống thấm không?

Theo kinh nghiệm thi công xây dựng thì chống thấm bằng nhựa đường hoàn toàn có thể sử dụng. Lý do chính là nhờ chất bitum có trong nhựa đường. Vì có thành phần là bitum nên nhựa đường có thể được dùng để chống thấm trần nhà. Nhiều năm qua, con người đã không ngừng sử dụng nó trong việc chống thấm nhà ở. Để thu được nhựa đường này thì người ta phải sử dụng phương pháp phân tách từ các sản phẩm dầu mỏ nhưng không làm mất đi cấu trúc vốn có của nó.

Nhựa đường được tách ra từ dầu mỏ mà không bị biến đối, phá vỡ cấu trúc của hợp chất. Do đó, chất bitum có trong nhựa đường vẫn duy trì khả năng chống thấm cao. Nó chịu nhiệt, chịu ma sát lớn, tạo độ bám dính tốt lên những bề mặt như tường nhà, sân thượng, mái nhà,… Nhựa đường nó có tác dụng bảo vệ các lớp cấu tạo bên dưới nó khỏi tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời như nhiệt và tia tử ngoại và các tác động mạnh khi sử dụng các loại vật liệu chống thấm gốc dầu mỏ thường có tính dãn nở dưới tác động của tia tử ngoại.

Ưu điểm khi chống thấm bằng nhựa đường

Nhựa đường thường được phân chia thành 2 loại:

  • Nhựa đường đặc: sản xuất bê tông nhựa đường, nhựa đường lỏng và nhũ tương nhựa đường phục vụ thi công đường bộ cũng như các công trình giao thông
  • Nhựa đường lỏng: thường được sử dụng để tưới mặt đường hoặc để làm lớp dính bám giữa hai lớp bê tông nhựa

 

Ưu điểm khi chống thấm bằng nhựa đường

Dùng nhựa đường để chống thấm mang lại những ưu điểm vượt trội hơn so với những phương pháp chống thấm khác như:

  • Khả năng bám dính rất tốt, không lo bị bong tróc. Đặc biệt phù hợp với khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam
  • Độ đàn hồi tốt, tính dẻo dai cao, chịu được áp lực của nước
  • Độ bền cao, tuổi thọ dài
  • Khả năng bám vít vào các vết nứt rất tốt
  • Khả năng chống thấm tuyệt đối
  • An toàn, không gây độc hại trong quá trình sử dụng

Phương pháp chống thấm bằng nhựa đường

Các vị trí có thể chống thấm bằng nhựa đường là:

  • Mái nhà: bảo vệ các lớp cấu tạo bên dưới tránh các tác động của ánh nắng mặt trời như nhiệt độ, tia tử ngoại, mưa gió
  • Sân thượng: hạn chế tình trạng nước ngấm xuống phía dưới, làm tường hoen ố và lổ loang, gây mất thẩm mỹ
  • Tường nhà: giúp tường nhà không bị bong tróc, mốc, nứt tường

Phương pháp chống thấm bằng nhựa đường

Cách dùng nhựa đường chống thấm mái nhà, sân thượng 

Sân thượng của bạn thường xuyên bị đọng nước dẫn đến tình trạng nước ngấm xuống phía dưới, làm tường hoen ố và lổ loang, gây mất thẩm mỹ. Về lâu dài sẽ khiến không gian bên trong của ngôi nhà ẩm mốc, bí bách và khó chịu.

Khi dùng nhựa đường để chống thấm sân thượng, tường nhà, bạn có thể thực hiện theo quy trình sau:

  • Vệ sinh bề mặt chống thấm sạch sẽ, đục các lớp vữa hồ xi măng, bê tông yếu và dư thừa để. Đảm bảo bề mặt bê tông phải khô, sạch và bằng phẳng, không có vật nhọn.
  • Đun sôi nhựa đường và pha thêm dầu DO để gia tăng hiệu quả và dùng con lăn để quét nhựa đường lên bề mặt sân thượng.

Cách dùng nhựa đường chống thấm tường nhà

Quy trình sử dụng chống thấm bằng nhựa đường cho tường đường nhà được thực hiện theo các bước:

  • Vệ sinh bề mặt sạch sẽ, đục phẳng những nơi gồ ghề, loại bỏ những nơi có vữa non, yếu
  • Thực hiện đục hình chữ V độ sâu 2cm với những vết nứt
  • Làm sạch bề mặt chống thấm, loại bỏ hoàn toàn các tạp chất như dầu, bụi bẩn và vữa non
  • Trám bít các vết nứt bằng nhựa đường
  • Thi công phủ, láng nhựa đường lên sàn nhà vệ sinh, vách tường theo đúng tiêu chuẩn

Một số điều cần lưu ý

Để sử dụng nhựa đường để chống thấm, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Trước khi sử dụng nhựa đường phải đảm bảo làm sạch bề mặt bằng lớp lót Primer gốc nhựa đường. Không có bụi bẩn và đặc biệt phải khô ráo.
  • Nếu sử dụng tấm dán nhựa đường thì phải dán thẳng hàng, không cuốn nếp. Các vạt bên phải liền kề dán chồng lên nhau khoảng 10cm, vạn cuối dán chồng 15cm. Tại các điểm giao với tường phải dán 15cm.
  • Gia cố các điểm yếu như chân tường giao với sàn, cổ ống thoát nước, khe lún bằng lớp primer gốc nhựa đường.

Như vậy, OIP vừa chia sẻ với bạn cách chống thấm bằng nhựa đường. Chắc hẳn sau bài viết này, bạn đã có thêm một phương pháp chống thấm cho nhà cửa khi mùa mưa đang cận kề.

Nguồn: nhadatmoi.net