Hướng dẫn cách chống thấm bitum hiệu quả trong xây dựng

Hướng dẫn cách chống thấm bitum hiệu quả trong xây dựng

24/03/2021 0 Lê Ngoãn 281

Trong số tất cả những bộ phận cấu tạo nên một hạng mục công trình, thì có thể nói trần nhà, sàn mái bê tông, sân thượng là nơi chịu tác động trực tiếp của thời tiết. Bất kỳ nơi nào chịu ảnh hưởng xủa thời tiết thì đều cần phải sử dụng đến phương pháp chống thấm. Chính vì vậy, thi công chống thấm sàn mái sân thượng là điều mà bất kỳ gia đình nào cũng cần và nên làm. Sau đây OIP sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn cách thi công chống thấm bitum hiệu quả trong xây dựng.

Phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay trong việc chống thấm đó là dùng xi măng. Tuy nhiên phương pháp chống thấm bằng màng chống thấm bitum lại hiệu quả và đơn giản hơn nhiều. Màng chống thấm là một loại vật liệu vô cùng quen thuộc được sử dụng rộng rãi trong các công trình chống thấm. Nó giống như một lớp màng bảo vệ công trình của bạn khỏi các tác hại của thời tiết, tăng tuổi thọ cho công trình. Màng chống thấm bitum có khả năng chống thấm cao, tính đàn hồi và chống chịu lực hiệu quả. Vì vậy, màng chống thấm bitum là một loại màng được nhiều nhà xây dựng lựa chọn sử dụng rất phổ biến hiện nay.

Những điều cần biết về chống thấm bitum

Khái niệm về bitum

Hắc ín và nhựa đường là một trong những biến thể của bitum:

  • Hắc ín: là chất lỏng thu được khi chưng cất phân thủy hay cacbon hóa những vật liệu hữu cơ thiên nhiên như than hay gỗ trong điều kiện khí hiếm
  • Nhựa đường: được tách ra từ dầu mỏ bằng công nghệ mà không có hiện tượng phá vỡ cấu trúc hay biến đổi bởi nhiệt

Bitum được chia thành 3 loại chính dựa theo nguồn gốc bao gồm bitum dầu mỏ, bitum đá dầu và bitum thiên nhiên.

Thế nào là chống thấm bitum?

Chống thấm bitum hay còn được gọi là màng chống thấm bằng bitum là các vật liệu có thành phần chính là bitum và được gia cố thêm lưới, các lớp sợi… Điều này để tăng cường tính dai, dẻo, đàn hồi, chịu được lực va đập và nhiệt độ cao.

 

 

Thế nào là chống thấm bitum?

Màng chống thấm có hình dạng là các tấm trải hoặc cuộn và thường được chia thành 2 loại:

  • Màng tự dính
  • Màng khò nóng

Chống thấm gốc Bitum được sử dụng cho nhiều loại công trình. Đây là sản phẩm từ Polyme tổng hợp, có dạng tấm hoặc dạng cuộn. Vật liệu này có khả năng bám dính cực tốt nên thường được ứng dụng nhiều cho các công trình có bề mặt lớn. Ngoài ra, những màng bitum dán chống thấm này còn có khả năng chịu được nhiệt độ và ma sát rất lớn, chống va đập và chống mài mòn hiệu quả.

Phân loại màng chống thấm bitum

Phân loại màng chống thấm bitum

Hiện nay, các loại màng được sử dụng nhiều nhất có thể kể đến như:

  • Màng khò nóng Lemax
  • Màng tự dính Lemax
  • Màng khò nóng Breiglas
  • Màng Bitumode
  • Sikaproof membrane

Ưu điểm của màng chống thấm bitum

Màng chống thấm có những ưu điểm nổi trội như:

  • Bám dính tốt
  • Khả năng chống thấm hiệu quả
  • Chịu được nhiệt độ cao
  • Ma sát lớn
  • Khả năng chống mài mòn và chịu được va đập

Nhược điểm của chống thấm bitum

Bên cạnh đó, điểm mạnh cũng chính là điểm yếu của vật liệu này. Nó chỉ bao phủ bề mặt cần chống thấm chứ không thẩm thấu vào bề mặt này.

 

Do đó, nếu có một lực tác động khiến màng bitum bị thoái hóa, bị đâm thủng hay bị rách, nó sẽ mất tác dụng ban đầu.

Vì vậy, nếu sử dụng màng bitum, chỉ có cách chống thấm thuận. Không dùng được cách chống thấm ngược trong mọi trường hợp.

Công dụng của màng chống thấm bitum

Một trong những sản phẩm chống thấm bitum được sử dụng nhiều nhất hiện nầy là màng chống thấm bitum. Màng chống thấm bitum có độ bám dính tốt, chống thấm cao và dễ sử dụng. Người ta thường sử dụng màng chống thấm bê tông để ứng dụng tại các vị trí tầng hầm, móng nhà, sân thượng, mái…

 

Hướng dẫn cách chống thấm bitum hiệu quả trong xây dựng

Màng chống thấm bitum được ứng dụng rộng rãi như:

  • Chống thấm tại những khu vực có bề mặt lớn như: sân thượng, sàn mái bằng, tầng hầm, móng nhà…
  • Lót đáy và mái hồ nuôi thủy sản
  • Làm lớp lót đáy cho các bồn bể chứa xăng dầu
  • Phủ đóng bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh nhằm ngăn rỉ nước rác gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và môi trường
  • Lót đáy hồ chứa nước, chất thải công nghiệp để ngăn các loại hóa chất độc hại thẩm thấu làm ô nhiễm nguồn nước ngầm

Phương pháp thi công màng chống thấm Bitum

Trước khi thi công cần làm bề mặt trần sạch sẽ.

  • Bề mặt thi công cần phải phẳng, không có lỗ, khe hở
  • Làm sạch bề mặt bằng dụng cụ chuyên dụng, không dính tạp chất, bụi bẩn

Thông thường, có 2 cách thi công chống thấm bitum:

Biện pháp thi công bằng khò nóng

  • Trải tấm màng Bitum xuống bề mặt. Có thể dán nhiều lớp màng bitum lên bề mặt cần thi công
  • Khò lớp màng: hơ nóng phần diện tích bề mặt thi công, nhanh tay dán phần màng đã được khò nóng vào khu vực này
  • Nếu xảy ra hiện tượng nổi bong bóng: đâm thủng màng bằng dao nhọn
  • Thi công cho mặt ngang trước sau đó thi công cho mặt đứng
  • Phải chồng mép theo đúng yêu cầu của vật liệu (biên độ chồng 50cm)

Để vật liệu được đảm bảo chất lượng giúp cho quá trình thi công mang tính thẩm mỹ cao. Các bạn cần bảo quản ở môi trường khô ráo và thoáng mát, tránh sự tiếp xúc trực tiếp với mưa nắng. Bạn nên để vật liệu ở tư thế thẳng đứng để không bị dập trong quá trình vận chuyển.

Biện pháp thi công dạng quét

Quét bề mặt cần thi công với 3 lớp:

  • Lớp 1: trộn đều 0.3kg/m2 Sikaproof membrane + 50% nước (0.15kg nước) sau đó quét lên bề mặt cần thi công
  • Lớp 2: dùng 0.6kg/m2 Sikaproof membrane quét lên bề mặt cần thi công
  • Lớp 3: lớp cuối thực hiện tương tự như khi quét lớp 2

Bạn cần lưu ý khi thi công dạng quét, thời gian cách nhau từ 2 – 4 tiếng và quét các lớp vuông góc với nhau.

OIP vừa chia sẻ với bạn toàn bộ thông tin về chống thấm bitum là như thế nào và cách thi công. Chắc hẳn sau bài viết này, bạn đã biết thêm một phương pháp chống thấm và có thể áp dụng vào các công trình xây dựng. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp màng chống thấm bitum. Tuy nhiên cần lựa chọn đơn vị uy tín và chất lượng để đảm bảo sản phẩm được chính hãng với mức giá phải chăng.

Nguồn: nhadatmoi.net