Khái niệm dự án đầu tư và cách thành lập dự án đầu tư

Khái niệm dự án đầu tư và cách thành lập dự án đầu tư

23/03/2021 0 Nguyễn Kiệt 879

Ở Việt Nam, thị trường kinh doanh đang được phổ biến và phát triển rất nhiều nơi về nhiều mặt kinh doanh khác nhau. Có thể hiểu tại; khi một nước đang phát triển như Việt Nam thì việt xuất hiện nhiều thị trường kinh doanh là điều hiển nhiên. Để có thể xuất hiện nhiều mặt hàng như vậy; thì không thể náo không thể nhắc tới các nhà đầu tư hay dự án đầu tư của các công ty hay tập đoàn. Một số người muốn thành lập dự án đầu tư để phát triển và kiếm lợi nhuận; nhưng hầu như các người tự ra đầu tư hay có dự định thành lập công ty đều từ bỏ ý định hoặc bỏ giữa chừng. Vì họ chán nản việc thua lỗ và không biết xuất phát từ đâu.

Dự án đầu tư là kế hoạch đang được rất nhiều thực hiện để mở rộng tài chính; để lên một kế hoạch thành lập dự án đầu tư là một viện không hề đơn giản. Sau đây là bài viết về những kiến thức và cách thực hiên thành lập dự án đầu tư..

Dự án đầu tư là gì?

Dự án đầu tư là gì?

Khái niệm đầu tư

Theo quan điểm chính thức: dự án đầu tư là một tập hợp các tài liệu, theo kế hoạch một cách chi tiết và có hệ thống để giới thiệu các hoạt động và chi phí nhằm đạt được kết quả và hiện thực hóa dự án, và sẽ chi một số tiền nhất định vào Tương lai. Về nội dung, dự án đầu tư đề cập đến một loạt các hoạt động có mối quan hệ với nhau nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể bằng cách sử dụng các nguồn lực xác định để tạo ra các kết quả cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định.

Theo quan điểm quản lý, dự án đầu tư là một công cụ dùng để quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động, tạo ra các lợi ích lâu dài về tài chính, kinh tế và xã hội. Dự án là một chuỗi các hoạt động có liên quan với nhau được tạo ra để đạt được những kết quả nhất định trong một khung thời gian và ngân sách xác định.

Dự án là một tập hợp thông tin chỉ rõ chủ dự án dự định làm gì, làm như thế nào và có thể làm gì Dự án đầu tư là cơ sở để các cơ quan chức năng quốc gia thực hiện các biện pháp quản lý và cấp giấy phép đầu tư. Là cơ sở để nhà đầu tư tiến hành hoạt động đầu tư và đánh giá hiệu quả của dự án. Đặc biệt quan trọng trong việc thuyết phục nhà đầu tư quyết định đầu tư và các tổ chức tín dụng cấp vốn cho dự án.

Phân loại

Dự án đầu tư có rất nhiều thể loại đầu tư khác nhau:

  • Theo quy mô, mức độ quan trọng.
  • Theo công năng phục vụ, tính chất chuyên ngành của công trình và mục đích quản lý.
  • Theo nguồn vốn sử dụng và hình thức đầu tư.

Căn cứ theo quy mô, mức độ quan trọng, dự án đầu tư xây dựng được phân loại thành các dự án theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, gồm:

  • Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng.
  • Dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp.
  • Dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.
  • Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông.
  • Dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
  • Dự án đầu tư xây dựng công trình quốc phòng, an ninh.
  • Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị và dự án đầu tư xây dựng có công năng phục vụ hỗn hợp khác.

Căn cứ nguồn vốn sử dụng và hình thức đầu tư, dự án đầu tư xây dựng được phân loại thành các dự án gồm:

  • Dự án sử dụng vốn đầu tư công.
  • Dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công..
  • Dự án PPP.
  • Dự án sử dụng vốn khác.

Công việc dự án đầu tư cần phải theo quy trình các bước khi lập dự án

Công việc dự án đầu tư cần phải theo quy trình các bước khi lập dự án

Lập dự án đầu tư chỉ là bước cuối cùng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Để xây dựng một dự án đầu tư có chất lượng và hiệu quả cao, nhà đầu tư phải làm rất nhiều việc, đặc biệt là:

  • Nghiên cứu,đánh giá thị trường đầu tư;
  • Xác định thời điểm đầu tư và qui mô đầu tư;
  • Lựa chọn hình thức đầu tư;
  • Tiến hành các hoạt động khảo sát và lựa chọn địa bàn đầu tư.

Sau khi thực hiện xong các công việc trên thì nhà đầu tư tiến hành lập dự án đầu tư. Dự án đầu tư được biểu hiện ở hai văn kiện:

  • Báo cáo tiền khả thi: Báo cáo tiền khả thi là một báo cáo cung cấp các thông tin chung về dự án. Do đó, nhà đầu tư bước đầu có thể đánh giá được tính khả thi của dự án. Đồng thời lựa chọn phương án đầu tư phù hợp nhất cho dự án. Báo cáo tiền khả thi là cơ sở để lập báo cáo khả thi
  • Báo cáo khả thi: Theo dự án do chủ đầu tư lựa chọn, thu thập số liệu; số liệu; phân tích; đánh giá và đưa ra các khuyến nghị chính thức về nội dung của dự án. Như đã nói ở trên, đây cũng là cơ sở để cấp có thẩm quyền xem xét; quyết định đầu tư.

Một số tính chất của báo cáo tiền khả thi

Một số tính chất của báo cáo tiền khả thi

Nội dung báo cáo tiền khả thi; bao gồm:

  • Định hướng đầu tư, điều kiện thuận lợi và khó khăn
  • Qui mô dự án và hình thức đầu tư
  • Khu vực và địa điểm đầu tư ( dự kiến các nhu cầu sử dụng đất; các vấn đề ảnh hưởng môi trường; xã hội; tái định cư; nhân công …..) được phân tích; đánh giá cụ thể .
  • Phân tích, đánh giá sơ bộ về thiết bị; công nghệ; kỹ thuật và điều kiện cung cấp các vật tư; nguyên vật liệu, dịch vụ, hạ tầng cơ sở ..
  • Lựa chọn các phương án xây dựng
  • Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư; phương án huy động vồn; khả năng thu hồi vốn, khả năng trả nợ và thu lãi.
  • Có các đánh giá về hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế – xã hội của dự án.
  • Thành phần ,cơ cấu của dự án : tổng hợp hay chia nhỏ các hạng mục.

Trường hợp báo cáo tiền khả thi phải được phê duyệt theo quy định của pháp luật thì sau khi được phê duyệt; nhà đầu tư có thể bắt tay vào xây dựng báo cáo chi tiết; đầy đủ theo hướng đã lựa chọn trong báo cáo tiền khả thi là báo cáo khả thi.

Báo cáo khả thi là tập hợp các số liệu; dữ liệu; phân tích; đánh giá và đưa ra các khuyến nghị chính thức về nội dung của dự án trên cơ sở phương án do nhà đầu tư lựa chọn. Như đã nói ở trên, đây cũng là cơ sở để cấp có thẩm quyền xem xét; quyết định đầu tư.

Một số tính chất của báo cáo khả thi

Một số tính chất của báo cáo khả thi

Một số xác định cần thiết phải đầu tư

Các căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư:

  • Mục tiêu đầu tư.
  • Địa điểm đầu tư.
  • Qui mô dự án.
  • Vốn đầu tư.
  • Thời gian, tiến độ thực hiện dự án.
  • Các giải pháp về kiến trúc, xây dựng, công nghệ, môi trường.
  • Phương án sử dụng lao động ,quản lý , khai thác dự án.
  • Các hình thức quản lí dự án.
  • Hiệu quả đầu tư.
  • Xác định các mốc thời gian chính thực hiện dự án.
  • Tính chất tham gia, mối quan hệ cũng như trách nhiệm của các cơ quan liên quan

Nhìn chung thì nội dung của báo cáo khả thi cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản như : Tính hợp pháp; tính hợp lí; tính khả thi; tính hiệu quả; tính tối ưu ….  Việc lập báo cáo mang tính chuyên nghiệp rất cao; do vậy một sự chú ý dành cho các chủ đầu tư trong quá trình lập báo cáo nên có sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn; các tổ chức và các chuyên gia từng tham gia thẩm định các dự án . Đặc biệt , nếu dự án sử dụng nguồn vốn vay nên mời cả người cho vay (tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư … ) tham gia  ngay từ khâu lập dự án.

Lập báo cáo khả thi

Theo các chuyên gia thì muốn có một báo cáo khả thi có chất lượng thì chủ đầu tư phải dành thời gian; và chi phí thỏa đáng cho việc khảo sát và lập báo cáo. Sau khi hoàn thành Báo cáo tiền khả thi; và Báo cáo khả thi nhà đầu tư phải trình các báo cáo trên đến cơ quan có thẩm quyền để thẩm tra đầu tư.

Đồng thời ,gửi đến tổ chức cho vay vốn đầu tư. Như vậy, việc lập xong hai bản báo cáo đồng nghĩa với việc nhà đầu tư đã hoàn thành dự án đầu tư về mặt kế hoạch và cũng kết thúc giai đoạn chuẩn bị đầu tư chuyển sang giai đoạn làm các thủ tục đầu tư, triển khai đầu tư trên thực tế.

Như vậy, việc Lập một dự án đầu tư, mà cụ thể là Báo cáo tiền khả thi; và Báo cáo khả thi là rất quan trọng; nó quyết định đến sự thành công cũng như đảm bảo được tính pháp lý của dự án. Các nhà đầu tư, sau khi lựa chọn phương án kinh doanh thì thường cần đễn sự hỗ trợ của các chuyên gia Lập dự án để hoàn thành 2 Báo cáo này.

Dự án đầu tư thấu hiểu được mong muốn của các nhà đầu tư, luôn sẵn sàng sát cánh cũng các nhà đầu tư trong việc Lập Báo cáo tiền khả thi và Báo cáo khả thi. Tùy những phương án kinh doanh cụ thể khác nhau mà Trang OIP đưa ra những phương án viết báo cáo chi tiết khác nhau để mang lại tính khả thi và đảm bảo được tính pháp lý cao nhất cho dự án.

Nguồn: luattritam.com.vn