Khám phá kiến trúc Hy Lạp cổ cùng những công trình đi vào lịch sử

Khám phá kiến trúc Hy Lạp cổ cùng những công trình đi vào lịch sử

26/03/2021 0 Trần Trâm 823

Phong cách kiến trúc Hy Lạp cổ được hình thành trên suốt nhiều năm liền trên một vùng rộng lớn. Chính bởi vậy, không quá khó hiểu khi những công trình kiến trúc vĩ đại thể hiện rõ nét nhất tinh thần của phong cách kiến trúc này lại nằm rải rác khắp nhiều khu vực như vậy. Mà chủ yếu, các công trình được xây dựng là sân vận động, quảng trường hay đền đài.

Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển kiến trúc, kiến trúc Hy Lạp cổ đại luôn được đánh giá là một trong những nền kiến trúc có sức ảnh hưởng lớn nhất. Những giá trị mà nó mang đến không có gì có thể sánh bằng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem, nền kiến trúc rực rỡ này đã để lại những công trình kiến trúc độc đáo gì đến ngày nay.

Nét đặc trưng 

Kiến trúc Hy Lạp được biết đến với những quần thể kiến trúc quảng trường và đền thờ rất nổi tiếng. Quảng trường với những hình dạng nhất định và được bao phủ bên ngoài là những hàng cột 2 tầng. Đền thờ Hy Hạp cổ đại luôn mang đặc điểm chung là rất nhiều cột bao bọc vòng quanh phía bên ngoài. Và được chia làm 7 hướng thiết kế khác nhau.

Điều nổi bật nhất ở các công trình kiến trúc cổ Hy Lạp là những thức cột. Những thức cột Hy Lạp đã mang đến cho kiến trúc một hình thức, một sức sống. Chịu đựng được thử thách của thời gian, biểu trưng cho vẻ đẹp trong sáng, khỏe mạnh. Đồng thời thể hiện sự tinh tế của kiến trúc cổ điển.

Thức cột Hy Lạp được xem như biểu tượng của kiến trúc cổ điển. Sau này, người La Mã cổ đại đã kế thừa cách thức xây dựng cột thức và phát triển. Đồng thời sáng tạo thêm hai loại thức cột mới là Toscan và Composite.

Nét đặc trưng 

Công trình kiến trúc 

Với lịch sử hình thành lâu đời, cùng với đánh giá là “cái nôi văn hóa của văn minh nhân loại”. Kkiến trúc Hy Lạp cổ đại với những đường nét độc đáo, mang đậm nét đặc trưng. Và đã mang lại sức ảnh hưởng không nhỏ đến những thiết kế xây dựng trên toàn thế giới.

Công trình kiến trúc: Đền Athena Nike thờ thần Thắng lợi

Thờ thần thắng lợi Nike được xây dựng vào những năm 449-421 TCN. Trước và sau đền có 4 cột Ionic mảnh mai hài hòa. Trên diềm mái của đền Athena Nike có một băng điêu khắc vòng quanh dài 26m và cao 43cm. Cùng với nó là một băng phù điêu ca ngợi chiến thắng và vinh quang mà thần Nike đem tới.

Tác giả Athena Nike là kiến trúc sư Callicrates. Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, ở khu vực này, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một tấm đá cẩm thạch có điêu khắc nổi. Mà mọi người cho rằng đó chính là một bộ phận của dãy lan can nổi tiếng của ngôi đền này. Nữ thần Nike không cánh, để thắng lợi khỏi bay đi mất. Tuy không còn đầy đủ như nguyên tác, thế nhưng vẫn bộc lộ rõ vẻ trác tuyệt của một kiệt phẩm. Nữ thần như một con người tràn ngập sức khỏe đang vận động linh hoạt. Với những xiêm y mỏng manh nổi rõ những nếp gợn lăn tăn như sóng nước.

Công trình kiến trúc: Đền Athena Nike thờ thần Thắng lợi

Công trình kiến trúc: Sơn môn Propylees 

Là cửa ngõ chính của khu thánh địa Acropolis ở Athens. Được xây dựng vào những năm 437-432 TCN. Tác giả là kiến trúc sư Mnesicles.

Vì địa hình ở đây phức tạp, phía Tây thấp hơn phía Đông 1,43m. Vậy nên khối cửa chính thiết kế chênh nhau cốt nền và cốt mái. Phần cửa chính trước và sau của công trình có 6 cột Doric. Các cột bên trong nội thất dùng thức Ionic. Cánh Bắc của Sơn môn (sảnh trái) là một phòng trưng bày tranh. Cánh Nam (sảnh phải) là một hành lang cột.

Việc kết hợp sử dụng hai thức cột Ionic và Doric lần đầu tiên được phát kiến cho các kiến trúc ở Athenes.

Công trình kiến trúc: Sơn môn Propylees 

Công trình kiến trúc: Đền Parthenon

Người ta vẫn dùng những lời đẹp nhất để miêu tả đền Parthenon. Đó là ngôi đền dâng cho nữ thần đồng trinh Athena. Vị thần bảo hộ thành Athens này được coi là hình mẫu tinh xảo nhất của kiến trúc cổ điển. Cũng như kiệt tác nghệ thuật điêu khắc. Dài 69,5 m, rộng 30,5 m, đền Parthenon có phong cách kiến trúc Doris. Hành lang cột chung quanh và hành lang cột bên ngoài quây lấy nội điện.

Trong nội điện có khám thần, bên trong là pho tượng nữ thần lớn chế tác bằng vàng và ngà voi. Hành lang cột chung quanh có 46 cây cột lớn. 8 cây phía trước đền rõ ràng dễ thấy. 17 cột mé bên, mỗi cây có rãnh lõm do rất nhiều đá tròn lớp xếp thành, hiện ra hình chuỳ hướng lên phía trên. Phong cách kiến trúc chủ đạo của đền được tạo nên từ kết cấu gỗ đơn giản. Đường nét và hình thức giản đơn nhưng không hề kém tinh tế. Đền Hy Lạp hình chữ nhật, tượng thần ở đầu mút phía đông. Đền lớn mặt ngoài có hành lang cột.

Công trình kiến trúc: Đền Parthenon

Đền Parthenon trước kia vốn có màu sắc tươi đẹp trang nhã. Những năm gần đây, Athens khói mù xâm lấn. Du khách như sóng triều ào tới khiến đá cẩm thạch bị tổn hại nghiêm trọng. Năm 1867, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ dùng đền làm kho đạn dược. Sau đó bị quân đội Venice vây đánh, phá huỷ.

Thế kỷ 19, kế hoạch trùng tu đền lại phải bỏ dở giữa chừng bởi sự cản trở. Ngày nay, dù cho rất nhiều cây cột bị tròng dây kéo đổ. Cũng rất nhiều tác phẩm nghệ thuật điêu khắc bị viện bảo tàng nước ngoài thu giữ. Đền Parthenon vẫn là một cảnh quan làm rung động hồn người.

Công trình kiến trúc: Thành cổ Acropolis

Nếu như Hy Lạp luôn là cái tên được nhắc đến trong các chuyến du lịch châu Âu rực rỡ. Thì thành cổ Acropolis là địa điểm không nên bỏ lỡ trong những hành trình này. Khung cảnh cổ kính đưa du khách ngược chiều thời gian về với thế giới cổ xưa. Nơi hình thành nền văn minh cổ đại mấy nghìn này lưu trữ nét đẹp sống động, huy hoàng.

Thành cổ Acropolis nằm tại thành phố Acropolis, Athens của đất nước Hy Lạp xinh đẹp. Nơi đây hội tụ cảnh sắc hiếm có bởi biển đảo xanh thẳm, nhà trắng êm đềm. Và những công trình điêu khắc bằng đá thật lộng lẫy, hiên ngang.

Tham quan Acropolis, du khách sẽ được trải nghiệm không gian thơ mộng, xinh đẹp từ khu phố Plaka. Cùng ngắm nhìn những ngôi nhà quét vôi vàng nâu mang đậm dấu ấn Địa Trung Hải.

Công trình đá thiêng Sacred Rock hoành tráng chắc chắn sẽ khiến du khách choáng hợp trước lịch sử hùng vĩ của nó. Kiến trúc Hy Lạp cổ đại được phản chiếu sống động, kiên cường gây ấn tượng mạnh trong lòng du khách ghé thăm.

Đọc thêm những bài viết cùng chuyên mục tại: Khám phá kiến trúc.

Nguồn: tapchi247.com