Làm thế nào để người tiêu dùng phân biệt bánh kẹo thật – giả?
21/03/2021Gần Tết, nhu cầu tiêu thụ đồ ngọt, bánh kẹo ngày càng lớn. Mẫu mã bánh kẹo đa dạng. Phải làm sao để phân biệt bánh kẹo giả với bánh kẹo thật, tránh mua phải hàng giả, hàng nhái để gia đình đón Tết vui vẻ?
Hàng giả, hàng nhái thì có rất nhiều, nhưng phổ biến và dễ làm giả nhất là bánh kẹo. Vào những ngày trước Tết, nhu cầu tăng cao là cơ hội tốt để các loại bánh kẹo này tung ra thị trường. Nếu bạn mua chúng, bạn sẽ mất tiền và gây hại cho sức khỏe của người thân của bạn. Hãy theo dõi bài viết sau để cùng OIP tìm hiểu cách phân biệt bánh kẹo thật – giả nhé.
Hàng giả, kém chất lượng đa dạng
Hiện nay trên thị trường, bánh kẹo nhập khẩu rất phong phú và đa dạng xuất xứ từ nhiều nước như Mỹ, Đức, Hàn Quốc, Bỉ… Giá của những sản phẩm nhập khẩu cũng cao hơn bánh kẹo trong nước, đặc biệt là các dòng bánh cao cấp. Lợi dụng tâm lý sính ngoại người tiêu dùng có nhu cầu mua quà biếu là những mặt hàng cao cấp này, một số cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng hàng giả, hàng kém chất lượng… rồi dán mác “ngoại” để tung ra thị trường tiêu thụ.
Trên thị trường Hà Nội và các tỉnh thành hiện nay, rất nhiều sản phẩm bánh, kẹo có tên na ná với sản phẩm thật như: bim bim Oishi với Oshi, kẹo Alpeliebe Original với Apellebe OY, kẹo Cheng Gum với Chewing Gum… nhưng bên trong là các loại bánh không rõ nguồn gốc. Do mẫu mã vỏ hộp sang trọng và bắt mắt, nắp hộp lại được dán bằng loại tem tự in nên nếu chưa dùng qua các sản phẩm này hoặc đã dùng nhưng không chú ý thì khách hàng dễ dàng “sập bẫy”.
Đa phần các sản phẩm nhái giá thấp hơn nhiều lần hàng chính hãng. Nhiều gói bánh Choco-Pie bị nhái thành Choco-Pai, bánh kẹo Danisa thành Damisa, Kitkat thành Kitket… khiến người mua khó phân biệt do kích thước và bao bì được thiết kế tinh vi như hàng thật.
Phân biệt hàng giả và hàng thật
Mặc dù những loại bánh kẹo giả được làm rất giống hàng chính hãng nhưng nếu bạn tìm hiểu kỹ, quan sát kỹ vẫn có thể phân biệt được đâu la bánh kẹo giả, đâu là bánh kẹo thật.
Chú ý đến tên sản phẩm
Thông thường, hàng nhái sẽ khác hàng thật 1 chữ duy nhất, thêm vào 1 chữ hay thay đổi thứ tự trong tên thương hiệu. Ví dụ, bánh thật Cosy – bánh nhái Gozy, bánh thật Danisa – bánh nhái Damisa, bánh thật Tipo – bánh nhái Tippo,… Ngoài ra, tên thương hiệu giả có thể có cách phát âm giống với thương hiệu thật như “Choco-Pie” và “Choco Pai”, “Custas” và “Custard”, “Alpenliebe” và “Annabella”.
Bao bì và đóng gói
Dựa vào bao bì sản phẩm rất khó phân biệt vì các cơ sở sản xuất hàng nhái ngày càng tinh vi, bao bì nhái in rất đẹp, màu sắc tươi sáng, rõ nét không khác gì hàng chính hãng. Tuy nhiên, vẫn có những loại màu sắc không giống hàng gốc, màu nhạt hơn hay quá chói, các thông tin in mờ, không rõ ràng, nếu để ý kỹ vẫn có thể phân biệt được:
Hạn sử dụng: Bánh kẹo nhái có hạn sử dụng in mờ, có dấu hiệu tẩy xóa, thậm chí không in hạn sử dụng. Địa chỉ nơi sản xuất: Bánh kẹo nhái thường ghi địa chỉ cơ sở sản xuất chung chung, không rõ ràng. Bánh kẹo chính hãng sẽ có địa chỉ rõ ràng, bánh nhập khẩu sẽ có nhãn tiếng việt đi kèm.
Chất lượng bánh
Đây là cách phân biệt rõ nhất. Chất lượng và hình thức bên trong hộp bánh kẹo giả rất sơ sài. Ví dụ: Hộp bánh Danisa thật bên trong có nhiều loại khác nhau, mỗi loại ở ô riêng còn bánh Damisa giả bên trong chỉ có một loại bánh, sắp xếp hỗn loạn chung một khay.
Chú ý đến tem chống hàng giả
Kiểm tra tem chống hàng giả: Nếu là hàng thật sẽ có tem chống hàng giả, nếu là hàng nhái chất lượng kém sẽ không có dán tem này. Trong trường hợp tem giả, bạn có thể nhận biết bằng một số cách sau:
Soi tia cực tím: Với tem chống hàng giả là “thật”. Tem sẽ hiển thị đầy đủ thông tin doanh nghiệp cũng như ký hiệu bảo an của Bộ Công an. Ngược lại, với tem chống hàng giả “nhái”, bề mặt tem sẽ không hiển thị các thông tin này.
Hơ nóng hoặc chà mạnh: Nếu là loại tem chống hàng giả “thật”; màu sắc của tem sẽ bị biến đổi đồng thời logo sẽ bị mất đi. Sau khi nguội, logo và màu sắc của tem trở về trạng thái bình thường. Ngược lại, với tem chống hàng giả “nhái”, logo vẫn hiển thị như lúc ban đầu.
Quan sát ở nhiều góc khác nhau. Nghiêng tem ở các góc độ khác nhau. Loại tem thật sẽ có mã vạch phản quang, tem giả phong có điều này. Với loại tem chống hàng giả 7 màu, bạn cũng có thể nhận biết bằng cách này mà không cần dùng đến tia cực tím hay hơ nóng.
Mẹo không mua trúng hàng giả
Trước tiên, để tránh mua phải bánh kẹo giả, bạn nên chọn địa chỉ, thương hiệu,… uy tín. Một số lưu ý khác như sau:
Nên mua ở nơi uy tín
Với các mặt hàng mứt, bánh, kẹo Tết thì cần chọn cửa hàng, hệ thống lớn đáng tin cậy và uy tín. Hãy đến các siêu thị lớn để mua. Giá có thể cao hơn chút nhưng chắc chắn hàng chính hãng. Các siêu thị nhỏ, cửa hàng tạp hóa lớn vẫn có thể có hàng giả.
Chọn thương hiệu nổi tiếng, uy tín trên thị trường. Bạn nên tìm hiểu rõ ràng, chính xác tên thương hiệu bánh kẹo trước khi mua. Nhiều loại bánh giả có tên “tương tự” bánh thật khiến người mua nhầm lẫn. Chỉ mua các sản phẩm có in hạn sử dụng, nơi sản xuất rõ ràng trên bao bì. Các loại bánh giả những thông tin này thường in mờ, không rõ ràng thậm chí không in, có dầu hiệu tẩy xóa.
Không mua khi không rõ nguồn gốc của sản phẩm
Không chọn những sản phẩm giá rẻ, không rõ nguồn gốc. LKhông có tem thương hiệu. Nhiều loại kẹo bán theo cân có bao bì rất giống với các sản phẩm cao cấp; mà giá thành rẻ hơn rất nhiều. Chúng chắc chắn là hàng giả, đừng ham rẻ mà mua mặt hàng này.
Không nên mua các giỏ quà gói sẵn ở những tiệm bên ngoài. Vì các sản phẩm này thường hết hạn sử dụng. Những giỏ quà này người mua không bóc ra kiểm tra kỹ lưỡng; được nên nhiều chủ cửa hàng mang những loại bánh kẹo giả, đã hết hạn đặt vào đó bán kiếm lời.
Nguồn: nguoicaotuoiviet.net