Nhà Thờ Con Gà công trình kiến trúc Roman còn sót lại tại Đà Lạt

Nhà Thờ Con Gà công trình kiến trúc Roman còn sót lại tại Đà Lạt

23/03/2021 0 Nguyễn Trường 480

Nhà Thờ Con Gà Đà Lạt có tên gọi chính thức là Nhà thờ chính tòa Thánh Nicôla Bari. Công trình nằm trên đường Trần Phú, hay còn có tên gọi khác đó là Nhà thờ Chánh Tòa Đà Lạt. Phần phía trên mái của nhà thờ được được lắp 70 tấm kính màu. Kiểu thiết kế này mang nhiều nét đặc biệt của thiết kế Châu Âu thời Trung cổ.

Tại đây nhà thờ thu hút rất nhiều khách du lịch cả trong và ngoài đạo đến dự lễ. Hang năm có rất nhiều khách du lịch tham quan quanh năm, nhất là Giáng Sinh. Cứ mỗi dịp Giáng Sinh, nhà thờ lại đón rất nhiều khách đến Đà Lạt tới dự lễ và tham quan. Đây là nơi chính tòa của vị giám mục Giáo phận Đà Lạt. Nhà thờ cũng là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu và cổ xưa nhất của thành phố. Công trình này này do người Pháp để lại sau thời kì chiến tranh. Nhà thờ Chính Tòa Đà Lạt hiện nay được bắt đầu xây dựng vào lúc 9 giờ sáng Chủ nhật ngày 19 tháng 7, 1931. Nhà thờ do Giám mục Colomban Dreyer – khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương, đặt viên đá xây dựng đầu tiên.

Nhà thờ chứa nhiều nét riêng mà bạn phải đến tham quan

Nhà thờ Con gà là một công trình tôn giáo lớn ở thành phố sương mờ này. Đây cũng là nơi thu hút khá nhiều du khách đến tham quan với kiến trúc độc đáo. Cùng với Trippy tham quan một vòng nhà thờ Con gà nào. Sự hình hình thành của nhà thờ gắn liền với sự hình thành của Đà Lạt này. Vào năm 1893, một vị bác sĩ tên Alexandre Yersin đã tìm ra mảnh đất mang tên Đà Lạt như ngày này. Đi cùng ông là một vị linh mục thuộc hội “Thừa sai Paris” (MEP). Và khi ông trở về đã kể lại mọi chuyện cho hội.

Nhà thờ chứa nhiều nét riêng mà bạn phải đến tham quan

Đến 1917, khi phải tìm một nơi nghỉ dưỡng cho các giáo sĩ. Linh mục Nicolas Couveur đã chọn Đà Lạt. Mãi đến năm 1920, giám mục Quinton đã ban quyết định thành lập Giáo phận Đà Lạt. Đã có rất nhiều du khách thắc mắc về vấn đề này mỗi khi tham gia tour của Trippy. Xuất hiện hình ảnh chú gà trống, được người dân ở đây giải thích đơn giản là dùng để thu lôi mà thôi.

Nhưng theo một nguồn tin khác cho hay. Con gà là biểu tựa đặc trưng của các nhà thờ của Pháp. Đây có thể là biểu tượng của sự sám hối theo như đoạn “Tân ước” trong kinh thánh. Chúa Giêsu đã quở trách Phêrô: “Đêm nay gà chưa gáy, con sẽ chối Ta ba lần…”. Nhiều người dân ở đây hay bảo nhau, chú gà ấy là đài dự báo thời tiết hiện đại. Chú gà quay hướng nào là mưa, hướng nào là nắng. Thật ra, vì sợ gió thôi gãy nên kiến trúc sư đã cho chú ấy quay theo chiều gió.

Nhà thờ mang nét kiến trúc Roman của Châu Âu

Nhà thờ Con gà là một trong những công trình mang phong cách kiến trúc Roman của châu Âu. Đây cũng là cũng là giáo xứ duy nhất còn theo nguyên bản kiến trúc ấy. Mặt trước của nhà thờ với phần tháp chuông nhỏ và cao dần về đỉnh. Những đường nét, chi tiết trên đó hoàn toàn theo nguyên bản của các kiểu châu Âu. Cửa sổ có vòm cung tròn, các họa tiết mạnh mẽ, phân bổ theo phân vị đứng. Phần mái lợp ngói thạch bản, đặc biệt là giữa các mảng khối được kết hợp rất hài hoà và chặt chẽ.Mặt bằng nhà thờ theo hình chữ thập (giống thánh giá) có chiều dài 65m, rộng 14m, tháp chuông cao 47m. Phần tường ngoài luôn được quét sơn màu hồng. Chính điều này càng tôn thêm sự trang nghiêm của một công trình kiến trúc tôn giáo.

Nhà thờ mang nét kiến trúc Roman của Châu Âu

Với kiến trúc Roman có nét đặc biệt đó là rất chú trọng vào phần trang trí. Chính vì thế khi bước vào thánh đường bạn sẽ cảm rất chi là lộng lẫy với những điểm nhấn. Ở phần mái, thánh đường đã lắp 70 tấm kính với các màu sắc khác nhau. Việc này vừa mang lại không gian thêm huyền ảo, vừa có tác dụng chiếu sáng. Có một số bạn cũng có hỏi về tên tiếng Anh của tòa giáo xứ này là gì. Tên tiếng Anh cũng chính là tên nguyên thủy của nhà thờ Con gà này là Nicôla Bari.

Nguồn: dattour.vn