Những cách chuyển nhượng dự án bất động sản trong năm nay

Những cách chuyển nhượng dự án bất động sản trong năm nay

23/03/2021 0 Nguyễn Kiệt 681

Ở Việt Nam, bất động sản nay đã được phát triển và phổ biến tại nơi đây. Cuộc sống tấp nập nên việc đất đai nay ngày càng thu hẹp và chật chội; dẫn đến việc đất đai nay rất đắt đỏ. Đặc biệt các thành phố có kinh tế phát trển như: Thành Phố Hồ Chí Minh; Thành Phố Đà Nẵng; Hà Nội;…. Nên việc kinh doanh bất động sản nay đã được rất nhiều người học và kinh doanh bất động sản. Việc kinh doanh bất động sản; mọi người phải biết các cách chuyển nhượng dự án kinh doanh bất động sản lại cho khách hàng. Một số người muốn kinh doanh bất động sản vẫn không biết những kiến thức cơ bản để mở dự án kinh doanh.

Để có thể kinh doanh bất động một cách hiệu quả; và bán cho khách hàng phải thông qua việc chuyển nhượng dự án cho khách hàng. Việc chuyển nhượng là một việc rất quan trọng; đó là những sỡ hữu nằm trên giấy tờ và nằm trong cơ sở của Pháp Luật. Trong bài viết này là một số thông tin về cách chuyển nhượng dự án bất động sản trong năm nay.

Những điều kiện chuyển nhượng dự án bất động sản cho chủ đầu tư khác

Những cách chuyển nhượng lại kinh doanh dự án bất động sả phải được thông qua các bước sau:

Dự án đáp ứng được các điều kiện chuyển nhượng

Dự án đáp ứng được các điều kiện chuyển nhượng

Theo quy định tại Điều 49 Khoản 1 Luật Kinh doanh bất động sản 2014, dự án bất động sản được chuyển nhượng phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc quy hoạch tổng thể.
  • Dự án thuộc diện chuyển nhượng dự án, đã hoàn thành công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Trường hợp chuyển toàn bộ dự án đầu tư sang xây dựng kết cấu hạ tầng; thì phải hoàn thành công trình hạ tầng kỹ thuật theo đúng tiến độ dự án đã được phê duyệt.
  • Dự án không có tranh chấp về quyền sử dụng đất; không bị xáo trộn do đảm bảo thi hành án; chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Không có quyết định hủy bỏ dự án, thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu có vi phạm trong quá trình thực hiện dự án thì chủ đầu tư phải chấp hành đầy đủ theo quyết định xử phạt.

Phải rõ ràng bên điều kiện bên bán

Chủ đầu tư có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ kế hoạch quy hoạch bất động sản cho nhà đầu tư khác. Việc chuyển nhượng phải đáp ứng các yêu cầu sau: không làm thay đổi mục tiêu dự án; không thay đổi nội dung dự án; đảm bảo quyền lợi của khách hàng và các bên liên quan. Nhà đầu tư chuyển nhượng sở hữu toàn bộ hoặc một phần giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của dự án chuyển nhượng.

Phải rõ ràng bên điều kiện bên mua

Phải rõ ràng bên điều kiện bên mua

Việc mua bán phải được thông qua giấy tờ đàng quàng; và được áp dụng vào những điều pháp luận. Chủ đầu tư nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản phải là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, có đủ năng lực tài chính và cam kết tiếp tục việc triển khai bảo đảm tiến độ, nội dung dự án.

Những quy trình chuyển nhượng lại dự án bất động sản

Những quy trình chuyển nhượng lại dự án bất động sản

Bước đầu tiên phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ

Theo khoản 2 Điều 12 Nghị định 76/2015/NĐ-CP, hồ sơ chuyển nhượng gồm: Đơn đề nghị cho phép chuyển nhượng theo Mẫu số 08a hoặc 08b.

– Hồ sơ dự án, phần dự án đề nghị cho chuyển nhượng gồm:

+ Văn bản cho phép đầu tư hoặc văn bản chấp thuận đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Quyết định phê duyệt dự án; quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc quy hoạch tổng mặt bằng (bản sao có chứng thực);

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản sao có chứng thực).

Báo cáo quá trình thực hiện dự án của chủ đầu tư chuyển nhượng đến thời điểm chuyển nhượng theo Mẫu số 09a và 09b. Hồ sơ bên nhận chuyển nhượng gồm:

+ Đơn đề nghị được nhận chuyển nhượng theo Mẫu số 10a hoặc 10b.

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh bất động sản; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có vốn điều lệ đáp ứng yêu cầu…

+ Văn bản chứng minh có vốn thuộc sở hữu của mình để thực hiện dự án.

Tiếp theo nên chú ý việc gửi hồ sơ

Hồ sơ là những thông tin của dự án đầy đủ bên trong đó. Nên việc phải chú ý hồ sơ và kiểm tra lại hoặc kỹ càng về hồ sơ thông tin. Chủ đầu tư gửi hồ sơ đề nghị chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đến UBND cấp tỉnh nơi có kế hoạch quy hoạch hoặc cơ quan được UBND cấp tỉnh ủy quyền.

Tiếp nhận khách hàng và xử lý một cách hiệu quả

Tiếp nhận khách hàng và xử lý một cách hiệu quả

Nếu hồ sơ hợp lệ thì UBND cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành quyết định cho phép chuyển nhượng; trường hợp không đủ điều kiện cho phép chuyển nhượng thì phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết. Thời hạn giải quyết: 30 ngày.

Trường hợp quy hoạch do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thống nhất với Bộ Quản lý chuyên ngành; Bộ Xây dựng để báo cáo trong thời hạn 45 ngày; kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trình Thủ tướng Chính phủ. quyết định.

Bước cuối cùng là trả kết quả

Một số vấn đề phải được giải quyết trong bước cuối cùng này. Mọi vướng mắc hay thắc mắc phải làm rõ trước khi hai bên ký kết chuyển nhượng hoàn tất. Các sai sot sau khi ký sẽ không không bao giờ có hiệu quả nữa vì đã làm rõ hai bên nên phải lưu ý cẩn thận.

Lưu ý: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định cho phép chuyển nhượng, các bên phải hoàn thành việc ký kết hợp đồng và hoàn thành việc bàn giao bất động sản.

Bài viết được trang OIP viết nhằm cung cấp thông tin cho các bạn biết thêm về việc chuyển nhượng dự án kinh doanh bất động sản.

Nguồn: luatvietnam.vn