Những loại giàn giáo được sử dụng phổ biến hiện nay

Những loại giàn giáo được sử dụng phổ biến hiện nay

24/03/2021 0 Lê Ngoãn 489

Đối với những người làm việc trong ngành xây dựng thì chắc hẳn các loại giàn giáo là những vật dụng họ phải biết. Tuy nhiên đối với hầu hết mọi người thì đây là một khái niệm khá xa lạ. Chúng ta thường đặt câu hỏi đối với chúng như: giàn giáo là gì? giàn giáo có tác dụng gì? có những loại giàn giáo nào? Tất cả sẽ được OIP giải đáp đầy đủ và chính xác nhất trong bài viết sau đây.

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại dàn giáo xây dựng khác nhau cho các công trình. Tùy vào mục đích sử dụng hay kết cấu của công trình lớn nhỏ khác nhau mà nhà thầu lựa chọn cho phù hợp. Bên cạnh đó, mỗi loại giàn giáo lại có các chức năng, ưu và nhược điểm riêng. Chúng thường được phân theo công dụng, chức năng hay theo chất liệu cấu tạo. Các loại giàn giáo được sử dụng nhiều gồm: giàn giáo khung (hay còn gọi là giàn giáo truyền thống), giàn giáo nêm chống sàn, hiện nay trên thị trường còn có thêm loại giàn giáo đĩa hay còn gọi là ringlock – được cải tiến từ hệ giàn giáo nêm.

Những điều cần biết về giàn giáo xây dựng

Định nghĩa

Giàn giáo là các thiết bị dùng để nâng đỡ con người và vật tư cầm tay, chống đỡ hệ coppha sàn bê tông thực hiện công việc xây dựng ở nơi có độ cao lớn hơn so với mặt nền. Việc này giúp việc xây dựng và hoàn thiện công trình diễn ra an toàn và hiệu quả hơn.

Những điều cần biết về giàn giáo xây dựng

Trước kia giàn giáo chủ yếu từ các chất liệu như: gỗ, tre… Đây là những chất liệu có độ bền không cao và tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm với người lao động. Chính vì thế, các loại giáo trong xây dựng hiện nay đã có những bước cải tiến, sử dụng vật liệu cao cấp như sắt, thép, hợp kim,…

Những bộ phận cơ bản của giàn giáo

Một bộ khung giàn giáo cơ bản bao gồm:

  • 4 chân giáo để tạo khung giàn giáo: bộ phận không thể thiếu của giàn giáo.
  • 2 thanh giằng chéo: tạo an toàn, chống gãy cho khung giáo.
  • 1 sàn thao tác (mâm giàn giáo): nâng đỡ người và vật tư, thiết bị xây dựng.

Những bộ phận cơ bản của giàn giáo

Chúng liên kết với nhau bằng hệ thống vít, bu lông… Ngoài ra còn một số thiết bị hỗ trợ khi muốn nâng giàn, di chuyển và tạo thêm sự chắc chắn cho khung giàn giáo. Ví dụ:

  • Kích tăng giàn giáo: có 2 loại, kích bằng dùng để điều chỉnh độ cao dưới chân giàn, kích U điều chỉnh độ cao sàn thao tác.
  • Cùm xoay: kết nối các hệ giàn giáo với nhau.
  • Cầu thang giàn giáo: di chuyển lên xuống giàn giáo dễ dàng.
  • Bánh xe: vận chuyển khung giáo đơn giản hơn.
  • Cây chống giàn giáo: chống đỡ tăng thêm sự chắc chắn cho giàn giáo.

Kích thước cơ bản của giàn giáo là 1,7m chiều cao và 1,53m chiều rộng. Khi mua giáo xây dựng, bạn cần lưu ý tới thông số. Ít nhất đảm bảo thép ống dày 2mm, phi 42, phủ sơn hoặc mạ kẽm.

Những loại giàn giáo thường dùng

Cùng với sự phát triển đa dạng của ngành xây dựng, giàn giáo cũng được phân chia thành nhiều loại khác nhau để đáp ứng nhu cầu của nhà thầu. Và mặc dù được phân loại như thể nào thì nhìn chung các loại giàn giáo xây dựng đều phải đảm bảo chất lượng và tính năng an toàn trong suốt quá trình thi công.

 

Những loại giàn giáo thường dùng

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại dàn giáo xây dựng khác nhau, tùy vào mục đích sử dụng nhu cầu của từng công trình cụ thể mà các nhà thầu lựa chọn loại giàn giáo cũng như kích thước phù hợp.

Giàn giáo khung (Giàn giáo truyền thống)

Giàn giáo khung hay còn gọi là khung giàn giáo, giàn giáo chữ h, giàn giáo tiệp. Đây là loại giàn giáo có xuất xứ lâu đời nhất được coi là loại giàn giáo truyền thống, hiện tại giàn giáo khung cũng được sử dụng nhiều nhất, phổ biến nhất, hầu như không công trình nào là không sử dụng chúng. Đây là loại giàn giáo truyền thống thường xuyên được sử dụng tại các công trình Việt. Hệ giàn giáo khung bao gồm các bộ phận: khung giàn giáo, giằng chéo, kích tăng, cầu thang, cây chống tăng, mâm giàn giáo.

Giàn giáo khung có 2 loại là nhúng kẽm và sơn dầu. Kết cấu của hai loại này là giống nhau nhưng giàn giáo khung nhúng kẽm có độ bền cao hơn.

  • Loại nhúng kẽm có khả năng chống oxy hóa, ít ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết như: nhiệt độ, mưa gió,…
  • Loại giàn giáo sơn dầu khi bị bong tróc lớp sơn dễ bị rỉ sét và gãy đổ. Vì thế mà giàn giáo sơn dầu ngày càng bị hạn chế sử dụng

Hiện nay, giàn giáo khung có rất nhiều kích thước để ứng dụng cho công trình như: 900mm, 1200mm, 1530mm, 1700mm x 1250mm.

Ưu điểm của giàn giáo truyền thống:

  • Phù hợp với nhiều công trình với các quy mô thi công khác nhau
  • Cấu tạo đơn giản nên dễ dàng trong việc lắp đặt, tháo gỡ và di chuyển
  • Giá thành rẻ hơn các loại giàn giáo khác. Do đó, được nhiều chủ đầu tư của các công trình nhỏ ưa chuộng

Giàn giáo nêm

Trong danh sách các loại giáo xây dựng phổ biến không thể không nhắc tới giàn giáo nêm. Loại giàn giáo này là giải pháp tối ưu cho đổ dầm, sàn, cột,… Vì thế mà giàn giáo nêm phù hợp cho các công trình lớn. Giàn giáo Vietform chính là giàn giáo nêm có tác dụng chống sàn sử dụng chủ yếu trong công tác chịu lực khi đổ bê tông, kết cấu bê tông, giải pháp tối ưu cho đổ dầm, sàn, cột,.. giàn giáo nêm được lựa chọn sử dụng phù hợp với các công trình lớn.

Về chất liệu, giàn giáo nêm cũng có 2 loại tương tự như giàn giáo khung và chất liệu mạ kẽm được tin tưởng sử dụng nhiều hơn. Hệ giàn giáo nêm bao gồm: thanh giằng, chống consol, cột chống, kích tăng, thanh chống,…

Ưu điểm của giàn giáo nêm:

  • Là một trong những loại giàn giáo chịu được tải trọng lớn, kết cấu vững chắc, an toàn, độ bền cao
  • Khả năng lắp đặt, tháo dỡ và di chuyển dễ dàng. Có thể rút ngắn được tiến độ thi công công trình hơn hẳn giàn giáo thường
  • Góp phần tạo nên mặt bằng thi công thông thoáng, đảm bảo mỹ quan công trình
  • Chi phí đầu tư không quá cao, tiết kiệm được vật tư phụ hơn

Giàn giáo đĩa (Giàn giáo Ringlock)

Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc tới giàn giáo ringlock trong các loại giàn giáo xây dựng. Giàn giáo ringlock còn có tên gọi khác là giàn giáo đĩa bởi chúng có hình dạng tương tự như mâm đĩa. Ở thị trường các nước châu Âu như Pháp, Anh, loại giàn giáo này rất thông dụng. Tại Việt Nam giàn giáo này được các chủ đầu tư rất ưa chuộng.

So với giàn giáo nêm giàn giáo ringlock không có sự khác biệt lớn. Các bộ phận cơ bản trong giàn giáo ringlock gồm: đà chống, thanh giằng, chống consol,… Song các khớp nối được cải tiến để tăng độ chắc chắn. Tương tự như hai loại giàn giáo trên, giàn giáo đĩa chủ yếu là thép, sắt mạ kẽm,…

Ưu điểm của giàn giáo ringlock:

  • Là sự cải tiến và phát triển của giàn giáo nêm. Tuy nhiên, với các khớp nối được cải tiến, thiết bị có độ chắc chắn, chống rung lắc hiệu quả
  • Hệ giàn giáo đĩa có thêm các thanh giằng chéo giữa các khung với nhau. Với sự cải tiến này giúp sản phẩm có độ an toàn cao hơn
  • Cấu tạo đơn giản nên khả năng tháo lắp, vận chuyển nhanh chóng. Từ đó làm tăng tiến độ thi công của công trình

Giàn giáo Pal (Giàn giáo Coma)

Giàn giáo coma, giàn giáo chữ a là các tên khác của giàn giáo pal. Vì có sức chịu tải lớn nên giàn giáo pal được sử dụng chủ yếu trong các công trình cầu đường. Giàn giáo chữ A loại được sử dụng như một chân chống vạn năng được thiết kế dựa trên nguyên tắc một khung giàn tam giác. Khi lắp ráp các đoạn được xếp chồng và tạo nên trụ giáo có chân đế hình vuông, cạnh 1200x1200mm. Hoặc chân đế hình tam giác với cạnh 120mm. Khung tam giác này đặt trên khung tam giác kia cho đến khi đạt độ cao yêu cầu.

Ưu điểm của giàn giáo pal:

  • Khả năng chịu lực cao bởi các khung chống tam giác
  • Thích hợp chống đỡ các sàn có diện tích lớn và cần lực chống đỡ

Giàn giáo là công cụ hỗ trợ không thể thiếu đối với mọi công trình. Sản phẩm giúp quá trình di chuyển trong khi xây dựng diễn ra nhanh chóng, an toàn và thuận tiện hơn. Trên đây là toàn bộ thông tin về các loại giáo xây dựng phổ biến nhất. Hi vọng những chia sẻ trong bài sẽ giúp bạn lựa chọn được loại giàn giáo phù hợp và áp dụng hiệu quả vào trong thực tế. Hãy theo dõi các tin tức mới nhất về xây dựng, kiến trúc tại Nhà Đất Mới để có thêm nhiều kiến thức bổ ích.

Nguồn: nhadatmoi.net