Những nguyên tắc và cách xây dựng hàng rào bảo vệ cho nhà ở
24/03/2021Hàng rào không chỉ giúp bảo vệ ngôi nhà, mà còn là một trong những phần bên ngoài nội thất giúp tạo nên sự hài hòa trong thiết kế tổng thể của ngôi nhà, tạo nhiều điểm ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên của mọi người khi nhìn vào ngôi nhà của mình. Vì vậy, để có được một hàng rào đảm bảo cả về công năng và tính thẫm mỹ. Bạn cần nằm rõ những nguyên tắc và cách xây dựng hàng rào cơ bản dưới đây.
Mục lục
Đảm bảo độ an toàn nhất định
Tất cả chúng ta đều biết rằng chức năng chính của hàng rào là bảo vệ cho ngôi nhà. Do đó, cho dù nó được thiết kế và trang trí, hàng rào cũng cần đảm bảo an ninh. Ví dụ: nếu chủ sở hữu chọn một bức tường hàng rào sắt hiện đại, kiểu dáng đẹp phải chắc chắn rằng nó phải đảm bảo không thể chui lọt người. Thường thì hàng rào để nằm ngang thì bạn có thể dựng thanh sắt đứng để hạnh chế người trèo qua.
Chiều cao tường rào phù hợp
Hàng rào quá thấp hoặc quá cao đều ảnh hưởng đến diện mạo của ngôi nhà. Hàng rào cao sẽ tạo cảm giác bí bức, nhất là làm bằng gạch thì nó chẳng khác nào một bức tường khô cứng.
Thực tế cho thấy, vì mục đích an toàn, kín đáo, không ít gia đình xây dựng chiều cao tường rào hơn 3m có thể khiến người sống bên trong nhà có cảm giác như đang ở trong một “trại tạm giam”.
Chiều cao của hàng rào không nên vượt quá tầng 1 ngôi nhà
Xét về mặt phong thủy, nếu hàng rào xây quá cao sẽ tạo cảm giác tù túng, khó chịu. Theo đó, các thành viên trong gia đình sẽ không được thoải mái bởi không khí lúc nào cũng ngột ngạt. Trong trường hợp này, hàng rào cũng khiến sự luân chuyển các luồng khí tốt vào nhà bị cản trở và che hết những vượng khí, may mắn đến với gia chủ. Vì thế, chủ nhân ngôi nhà sẽ không phát huy được hết những lợi thế, tiềm năng của mình.
Trong khi đó, hàng rào quá thấp xét về góc độ xây dựng sẽ không góp phần ngăn cản được trộm cướp, không đảm bảo độ che chắn bụi bặm, tiếng ồn… từ môi trường bên ngoài vào, tức không đảm bảo được tiêu chí an toàn cần có. Về mặt phong thủy, kiểu tường rào này có thể sẽ khiến năng lượng tốt trong nhà bị đẩy ra ngoài, kéo theo những vận khí may mắn, tài lộc của cả gia đình.
Hàng rào cách tường nhà tối thiểu 25cm
Bạn nên cân nhắc kỹ khoảng cách từ hàng rào tới tường nhà. Nếu xây hàng rào quá sát nhà sẽ tạo cảm giác bí bức, gây mất thẩm mỹ, đồng thời quá trình thông gió và lấy sáng tự nhiên cũng bị hạn chế. Thực tế cho thấy, ngôi nhà sẽ trở nên tĩnh mịch, lạnh lẽo khi gió và ánh sáng khó lưu thông vào không gian bên trong.
Thế nhưng, trong trường hợp bất khả kháng phải xây hàng rào sát nhà thì bạn nên để cách tường nhà ít nhất 25cm. Gia chủ có thể bài trí thêm một vài chậu cảnh ở đó để vừa che lấp sự hạn hẹp của không gian, vừa tạo cảnh quan xanh mát cho ngoại thất công trình.
Khoảng cách giữa các thanh rào từ 5-10cm
Hàng rào nếu quá kín mít, không một kẽ hở sẽ khiến ngôi nhà trở nên ngột ngạt, người sống trong nhà sẽ có cảm giác như bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Hàng rào quá kín cũng là chướng ngại vật ngăn cản gió và ánh nắng chiếu vào sân vườn bên trong, ảnh hưởng nhất định tới sự sinh trưởng, phát triển của cây, hoa.
Mặt khác, bạn cũng không nên để khoảng cách giữa các thanh rào quá rộng, tạo lỗ hổng để người hoặc động vật dễ dàng chui lọt vào trong. Lỗi thiết kế này sẽ vi phạm nguyên tắc đảm bảo an toàn nêu trên. Khoảng cách giữa các thanh rào phổ biến từ 5-10cm để đảm bảo an toàn trước những tác động từ môi trường bên ngoài và đủ để giúp tôn lên vẻ đẹp của công trình kiến trúc.
Nếu ngôi nhà tọa lạc ở hướng xấu, đón nhiều nắng gắt, tiếng ồn, bụi bẩn,… gia chủ nên làm hàng rào bê tông cao, hình dáng cột vuông để tạo thành bức màn chắn những tác động xấu từ ngoài vào nhà. Trong khi đó, đối với công trình tọa lạc ở hướng tốt; không gian phía trước trong lành, mát mẻ, nhiều cây xanh thì bạn nên chọn kiểu hàng rào thanh mảnh để đón khí vượng.
Các cách xây dựng hàng rào đẹp
Hàng rào không chỉ để chống trộm; bảo vệ ngôi nhà mà còn có tác dụng trang trí không nhỏ. Trước kia, hàng rào chỉ đơn thuần là những mảng bê tông khô khan, những cọc gỗ xù xì. Ngày nay, hàng rào có sự đa dạng cả về chất liệu, hình thức, mẫu mã. Gia chủ có nhiều lựa chọn giúp cho căn nhà mình trở nên đẹp và hoàn hảo hơn.
Hàng rào đá lạ mắt mà đẹp
Tự cổ chí kim, đá luôn là chất liệu song hành cùng con người trong lĩnh vực xây dựng. Chất liệu đá mang lại sự chắc chắn; kiên cố và vẻ khỏe mạnh cho hàng rào nhà bạn. Thêm một chút biên tấu, bạn hoàn toàn có thể tạo ra một hàng rào vững chắc nhưng đầy thẩm mỹ.
Hàng rào gỗ đẹp
Hàng rào gỗ mang một phong cách riêng cho ngôi nhà. Tùy thuộc vào cách xây dựng bạn sẽ có những style hàng rào khác nhau. Tuy nhiên, hàng rào gỗ có 2 nhược điểm là tính kiên cố thấp và chi phí khá cao. Bạn nên cân nhắc nhu cầu sử dụng trước khi xây dựng hàng rào bằng gỗ nhé.
Hàng rào kim loại cứng cáp
Đây là chất liệu được ưa chuộng và phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt là ở thành phố. Tính rắn chắc, thông dụng của kim loại khiến nhiều người an tâm sử dụng. Không khó để có được một hàng rào bằng kim loại đẹp với giá thành phải chăng. Chỉ cần bỏ chút công sức tìm tòi là ngôi nhà của bạn đã có một chiếc cổng đẹp mắt.
Hàng rào cây xanh
Những ai yêu thiên nhiên, cỏ cây hoa lá hẳn sẽ rất thích loại hàng rào này. Được dựng nên bởi những bụi cây xanh hoặc các loại cây leo; mang đến không gian xanh mát cho ngôi nhà đồng thời vô cùng thơm ngát mỗi khi hoa nở.
Hàng rào cây xanh cần bạn bỏ công chăm sóc thường xuyên để cây khỏe mạnh, xanh tốt.
Bằng bê tông chắc chắn
Có thể nói đây là phương án ít tốn kém nhất để xây dựng hàng rào. Chỉ với gạch, cát, xi-măng là bạn đã xây được một hàng rào bao quanh ngôi nhà rất chắc chắn và kiên cố. Nhược điểm duy nhất của nó là thẩm mỹ thấp. Nó khó mang lại vẻ đẹp cho ngôi nhà của bạn. Bạn cần tô vẽ thêm để có một hàng rào đẹp như ý.
Bạn thấy không, mỗi chất liệu đều mang một vẻ đẹp khác nhau đúng không nào? Chỉ cần tỉ mỉ xây dựng, bạn sẽ có một hàng rào thật đẹp theo ý mình. Chúc bạn thành công.
Nguồn: viethangroup.vn