Tìm hiểu kiến trúc của ngôi chùa Hoằng Pháp tại thành phố Hồ Chí Minh
26/03/2021Chùa Hoằng Pháp vốn là ngôi chùa vô cùng thân thuộc đối với những phật tử cũng như người dân miền Nam. Ngôi chùa này gắn liền với sự đức độ ngút trời của hoà thượng Ngộ Chân Tử.
Chùa Hoằng Pháp vốn được xây dựng năm 1957, trên một cánh rừng. Phải mất tới hai năm để khai phá đất đai, năm 1959 Hòa thượng mới cho khởi công xây chùa. Ngôi chùa được xây dựng bằng gạch đinh. Chùa lại được xây hai tầng mái ngói. Mặt chùa hướng về mặt Tây Bắc. Ngày nay, ngôi chùa này luôn được xem như một nơi để các phật tử tìm về để tìm an yên, cũng như nương nhờ cửa Phật.
Hãy cùng chúng tôi khám phá xem ngôi chùa này có kiến trúc như thế nào nhé!
Lịch sử hình thành của chùa Hoằng Pháp
Trước năm 1975
Chùa Hoằng Pháp là một ngôi chùa ở huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh. Nói về lịch sử hình thành, chùa là “tài sản” thuộc hệ phái Bắc tông. Do cố hòa thượng Ngộ Chân Tử sáng lập. Năm 1959 ngôi chùa mới được chính thức xây dựng với gạch đinh, mái ngói.
Năm 1965 khi này cuộc chiến Đồng Xoài diễn ra, nhiều gia đình lâm vào cảnh lầm than, bơ vơ. Nơi này đã trở thành chốn “bao dung” trú ẩn cho gần 300 nhân khẩu trong vòng 8 tháng. Để “cư dân chùa” được an cư, nhà chùa xây cất thêm 55 căn nhà. Và năm 1968 lập thêm một viện mới có tên Dục Anh.
Năm 1971, người tín phật kéo về ngày một đông. Thiếu nơi lễ bái thành kính, thiếu nơi để nghe giảng kinh phật chùa Hoằng Pháp. Vậy nên nhà chùa mà cụ thể là Ngộ Chân Tử đã mở rộng thêm mặt tiền chánh điện dài 28m.
Đồng thời phần tường xây bằng gạch block, mái lợp tole cement. Năm 1974 nhà chùa tiếp tục mở rộng diện tích, xây thêm làng cô nhi. Lập đền thở Quốc Tổ Hùng Vương. Lấy nơi đây làm nơi cư ngụ cho biết bao nhiêu đứa trẻ bơ vơ khác về xã Tân Tạo, huyện Bình Chánh. Nhưng chưa kịp hoàn thiện thì thời điểm 30/04/1975 toàn bộ 45 mẫu đất ấy phải hiến lại cho ban quản trị khu kinh tế mới Lê Minh Xuân.
Từ năm 1975 đến nay
Năm 1988, thầy Thích Chân Tính chùa Hoằng Pháp lên thay sau khi thầy Ngộ Chân đã tạ thế. Ông đã sáng lập ra Ban hộ tự tại địa phương có hơn 1000 Phật tử. Đến tháng 03/1995, nơi này được tu bổ và thiết kế lại khu chánh điện.
Từ 1999 tới nay, chùa thường xuyên tổ chức khoá tu, được nhiều người tham gia dự tu. Chùa Hoằng Pháp được coi là nơi có nhiều tín đồ theo học khoá tu nhiều nhất Việt Nam. Có thời điểm một khoá tới 7.000 người tham gia.
Tổng quan về kiến trúc chùa Hoằng Pháp
Từ bên ngoài vào là cổng Tam Quan, đi sâu vào trong khoảng sân rộng trước mặt xuất hiện chánh điện. Bên trái chánh điện là tháp “Nhị Nghiêm”. Cách một khoảng là tháp các vị ni đã quá cố. Tiếp đến là nhà ăn, song song đó là nhà dưỡng lão nữ, cuối cùng là nhà trù. Bên phải chánh điện là vườn cây, giữa hồ là tượng phật Quan Thế Âm. Tiếp vào trong là tháp Phổ Độ. Phía sau chánh điện là Tăng đường, để giảng pháp với sức chứa khoảng 300 người.
Thiết kế của chánh điện
Chánh điện chùa Hoằng Pháp hiện nay có chiều ngang 18m. Chiều dài 42m. Tổng diện tích xây dựng là 756m2. Kiến trúc theo lối chữ “công”.
Toàn bộ nền móng, đà, cột, trần, mái đều đúc bê tông kiên cố. Tường xây gạch, mặt ngoài dán gạch men, mặt trong sơn nước. Nền lót gạch granite nhập từ Tây Ba Nha. Toàn bộ cánh cửa, bao lam, án thờ đề làm bằng gỗ quý, chạm trổ rất tinh vi.
Kiến trúc của Tháp Nhị Nghiêm
Tháp được xây dựng vững chắc, móng tròn rộng, cao 3 bậc càng lên cao càng thu hẹp vòng tròn lại,.Bên trên là tòa tháp hình vòm ốp gạch men. Trước mặt tháp đặt một đỉnh đồng. Qua đỉnh đồng bước lên bậc đá để thành kính thắp nén nhang trước nhà sư.
Tượng đức Quan Thế Âm
Tượng đức Quan Thế Âm Bồ Tát bằng cẩm thạch trắng cao 5m. Đây là công trình non bộ lớn và đẹp nhất trong các chùa tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Và Tháp Phổ Độ là nơi để cốt của thập phương bá tánh.
Đọc thêm những bài viết cùng chuyên mục tại: Khám phá kiến trúc.
Nguồn: tapchi247.com