Giải pháp cách âm hoàn hảo cho ngôi nhà của bạn

Giải pháp cách âm hoàn hảo cho ngôi nhà của bạn

25/03/2021 0 Nguyễn Ly 1,194

Ngày ngay diện tích đất đai ngày một thu hẹp lại. Xây nhà chung cư ở thành phố hay là những ngôi nhà mặt đất san sát nhau là điều tất nhiên.  Tuy nhiên việc ở nhà chung cư hay kể cả là nhà vườn cũng không thể tránh khỏi việc bị tiếng ồn của nhà khác gây ảnh hưởng. Âm thanh ồn ào từ các căn hộ hàng xóm khiến các thành viên trong gia đình trằn trọc khó ngủ, dễ rơi vào trạng thái bực bội, căng thẳng. Việc mất ngủ này cũng cực kì ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Chính vì vậy, trong xây dựng ngày nay, ưu tiên quan trọng của các hộ gia đình đó là tiêu chuẩn cách âm. Vậy làm sao để ngôi nhà của bạn bảo đảm tính cách âm hiệu quả? Để cách âm, chống ồn cho ngôi nhà hiệu quả. Thì trước hết chúng ta cần nắm rõ phương thức lan truyền tiếng ồn và các vật liệu. Từ đó có được biện pháp hỗ trợ giúp tìm lại những giây phút yên tĩnh.

Ô nhiễm tiếng ồn ngày nay

Cùng với vòng quay phát triển của thời đại. Tại các thành phố lơn bạn có thể thấy rõ sự vận động của chúng. Khi ngày đêm không còn phân biệt được. Ban đêm không còn là sự im lặng để con người thư giãn nữa. Bởi sự phát triển vận động 24/24 giờ. Sự ồn ã có khắp mọi nơi trong thành phố. Điều này khiến cho giờ giấc sinh hoạt của con người thay đổi. Ô nhiễm tiếng ồn khiến con người không thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Nó gây ảnh hưởng to lớn tới sức khoẻ của cộng đồng.

Xu hướng xây nhà bằng vật liệu nhẹ

Có một thực tế là trào lưu xây dựng nhà bằng vật liệu nhẹ, thiết kế mở. Cùng sự phổ biến của vô số máy móc, thiết bị giải trí khiến những ngôi nhà hiện nay ngày càng trở nên ồn ào hơn bao giờ hết. Ngoại trừ một số ngôi nhà được trang bị các giải pháp cách âm tiên tiến. Tệ hơn nữa là khi chúng ta phải chung sống với những người hàng xóm ồn ào. Làm thế nào để cách âm căn nhà khỏi tiếng ồn bên ngoài hay từ những người hàng xóm “không biết điều”? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay dưới đây. Nhưng trước tiên, hãy cùng tìm hiểu về tính năng động của âm thanh.

Tại sao phải cách âm

Diện tích không gian hạn chế. Các căn hộ liền kề với nhau khiến tiếng ồn trở thành vấn đề làm đau đầu các cư dân chung cư. Ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Vậy làm sao để cách âm, hạn chế tiếng ồn, trả lại không gian bình yên sau ngày dài mệt mỏi? Hãy cùng oip.vn tìm hiểu các giải pháp cách âm cho căn hộ chung cư trong bài viết dưới đây.

Bên cạnh những tiện ích mà chung cư mang lại. Nhiều người thừa nhận cuộc sống ở chung cư cũng tồn tại những bất cập như:  sự riêng tư bị hạn chế; không gian sinh hoạt nhỏ; khó tránh khỏi tiếng ồn từ các hộ xung quanh. Chính vì vậy, cách âm cho căn hộ chung cư là nhu cầu của nhiều gia đình hiện nay. Trong bài viết này, OIP.VN sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu nguyên lý hạn chế tiếng ồn. Và các giải pháp cách âm cho căn hộ chung cư hiệu quả. Giúp hạn chế tiếng ồn. 

Tìm hiểu tiếng ồn và giải pháp giảm tiếng ồn

Các loại tiếng ồn

Ở môi trường chung cư, tiếng ồn thường được chia làm hai loại. Loại truyền trong không gian (không khí) . Và loại truyền qua kết cấu (truyền qua vật thể). Các âm thanh như tiếng người trò chuyện, tiếng nhạc cụ, tiếng loa,…. Là loại truyền trong không gian. Còn tiếng bước chân, tiếng gõ cửa, tiếng xê dịch đồ đạc,…. Là loại âm thanh truyền trong kết cấu.  

Ví dụ. Nếu nhà bạn ở tầng dưới, tầng trên có người đang chơi bóng. Bạn sẽ nghe thấy tiếng ồn giống như đang đứng trên cùng một mặt sàn. Đây chính là tiếng ồn là do âm thanh truyền qua kết cấu. Có nhiều người cho rằng tăng độ dày của kết cấu sẽ hạn chế được tiếng ồn. Nhưng thực tế hoàn toàn trái ngược. Tiếng ồn truyền qua một kết cấu đặc còn dễ dàng hơn so với truyền qua không khí. 

Biện pháp hạn chế tiếng ồn

Để hạn chế tiếng ồn, có hai nguyên lý cơ bản. Đó là tiêu âm và cách âm. Phù hợp với từng loại tiếng ồn khác nhau. Cụ thể: Đây là hai nguyên lý ứng dụng cho từng loại tiếng ồn khác nhau. Như tiếng động sinh hoạt trong nhà, tiếng ồn từ nhà bên cạnh hoặc tiếng ồn tự nhiên bên ngoài. Như tiếng xe, tiếng bước chân, tiếng nhạc, tiếng công trường thi công… Tiêu âm là làm khuếch tán sóng âm? Từ đó hạn chế tiếng vang. Triệt tiêu một phần âm thanh. Tiêu âm là giải pháp phù hợp để hạn chế tiếng ồn do sinh hoạt trong nhà gây ra. Cách âm là biện pháp cách ly khu vực trong nhà với tiếng ồn từ bên ngoài. Như tiếng loa đài bên nhà hàng xóm; tiếng đục tường; tiếng công trường thi công lân cận,… Cách âm đồng thời cũng ngăn không cho âm thanh trong nhà thoát ra bên ngoài.

Vật liệu cách âm

Biện pháp cách âm cho căn hộ chung cư

Nếu so sánh hai nguyên lý trên. Cách âm là biện pháp khó thực hiện hơn nhưng cũng hiệu quả hơn tiêu âm. Để cách âm hiệu quả cho căn hộ chung cư. Cần có giải pháp cách âm đồng bộ cho các bộ phận trần, tường, cửa, sàn nhà. Mới đảm bảo hạn chế được tiếng ồn. Trả lại không gian yên tĩnh, trật tự để nghỉ ngơi, thư giãn sau những giờ lao động, học tập căng thẳng.

Cách âm cho trần nhà

Nhà chung cư thường bị ảnh hưởng do tiếng ồn vọng xuống từ tầng trên. Vì vậy, cách âm cho trần nhà là giải pháp cần thiết cho vấn đề tiếng ồn chung cư. Phương pháp cách âm cho trần được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là dùng trần thạch cao. Thạch cao là loại khoáng vật trầm tích mềm với thành phần chính gồm muối canxi sulfat ngậm hai phân tử nước. Thạch cao có dạng tấm, dạng cục và dạng bột. Trong đó thạch cao dạng tấm thường được dùng để cách âm trần nhà. Khi thi công trần. Nên chừa lại một khoảng không giữa trần thạch cao và trần nhà gốc. Điều này giúp hạn chế âm thanh truyền qua kết cấu. Ngoài tác dụng cách âm. Thì màu trắng nguyên bản của thạch cao cũng góp phần tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. 

Bên cạnh đó, để tăng cường hiệu quả cách câm cho căn hộ. Nhiều gia đình sử dụng kết hợp tấm thạch cao với một vật liệu cách âm khác. Như bông thủy tinh, bông khoáng.  

Cách âm tường nhà

Tương tự như với các phòng karaoke. Biện pháp tối ưu để cách âm cho tường căn hộ là sử dụng các vật liệu thạch cao, gạch vữa, gỗ đặc,… với bề dày trên 20cm. Bề mặt tường nên làm gồ ghề để tiêu âm, giảm tiếng vang. Có thể dùng vôi vữa tạo hình, sử dụng lớp nhung hoặc đặt vật thể lên tường để hạn chế sự truyền âm.

Ngoài việc bọc vật liệu cách âm. Có thể xây tường hai lớp, ở giữa là lớp không khí để cách âm. Nên dùng loại gạch lỗ rỗng vì gạch đặc sẽ truyền âm qua kết cấu tốt hơn. Với những bức tường liền kề với phía phát ra nguồn âm thanh, nên kê tủ, kệ, giá sách để giảm sự truyền âm. 

Cách âm cửa chính và cửa sổ

Biện pháp thông thường

Hệ thống cửa chính, cửa sổ, cửa ban công cũng là nơi không thể bỏ qua nếu muốn cách âm hiệu quả cho căn hộ chung cư. Cách phổ biến nhất chính là “trát” mọi khe hở để ngăn không cho âm thanh bên ngoài lọt vào. Sử dụng các vật liệu như xốp, dải cao su. Hoặc bơm silicon để làm kín các khe hở.

Biện pháp cửa kính cách âm

Trên thị trường hiện nay, có nhiều sản phẩm cửa kính có tính năng cách âm, chống ồn nhờ ghép 2 hay nhiều lớp kính lại với nhau, ở giữa ngăn cách bằng thanh đệm nhôm, bên trong chứa các hạt hút ẩm. Các hạt hút ẩm này có tác dụng hút lớp không khí bên trong. Tạo thành một lớp chân không. Ngăn cản sự truyền âm cũng như truyền nhiệt. Loại cửa cách âm được sử dụng phổ biến cho căn hộ chung cư hiện nay là cửa nhựa lõi thép UPVC. Có thể giảm độ truyền thanh lên tới 33dB. Ví dụ, âm thanh đường phố có độ truyền âm là 85dB. Nếu dùng cửa UPVC thì âm thanh có thể giảm xuống còn 52dB. Tương đương với tiếng người nói chuyện bình thường. Ngoài ra, có thể thiết kế một khoảng đệm ngay trước cửa phòng. Ví dụ như không gian tiền phòng làm nơi thư giãn, treo áo khoác,… Khoảng đệm này rất có tác dụng trong việc hạn chế sự truyền âm.

Cửa kính cách âm

Cách âm sàn nhà

Do đặc điểm căn hộ chung cư thường có bộ khung liền hoặc khớp nhau. Tiếng động từ nhà bên cạnh sẽ dễ dàng truyền theo kết cấu đến nhà bạn. Vì vậy, để cách âm cho sàn nhà chung cư. Các chuyên gia khuyên dùng các vật liệu dày, tiêu âm tốt như gỗ đặc, nhựa, tấm thảm lót dày,… Âm thanh khi truyền qua sẽ được hấp thụ bớt ở các lớp này.  Dưới đây là quy trình cách âm hiệu quả cho sàn căn hộ chung cư để bạn đọc tham khảo: 

Chuẩn bị vật liệu: cao su non, xốp XPS, gỗ dán, vải (lớp lưới), thảm tiêu âm.

Tiến hành:

Bước 1:  Sau khi xử lý bề mặt sàn nhà, trải một lớp xốp XPS dày 25mm, 50mm,… tùy theo công trình.

Bước 2: Phủ một lớp ngăn cách (nhựa, vải, lớp lưới). Sau đó phủ tiếp một lớp bê tông mỏng

Bước 3: Phủ một lớp cao su non dày từ 10 – 30mm 

Bước 4:  Phủ một lớp gỗ dán loại tốt, dày từ 12 – 18mm lên, sau đó cố định xuống dưới sàn bê tông bằng hệ khung xương gỗ hoặc vít liên kết.

Hi vọng những chia sẻ trên đây của OIP.VN sẽ có ích cho giải pháp cách âm của nhà bạn.

Nguồn: batdongsan.com.vn