Đền tháp Chăm Pa di sản kiến trúc tôn giáo của người Chăm

Đền tháp Chăm Pa di sản kiến trúc tôn giáo của người Chăm

23/03/2021 0 Nguyễn Trường 867

Đền tháp Chăm Pa thuộc quần thể di sản lịch sử của dân tộc Chăm. Nếu có cơ hội từng đi qua dọc Đèo Ngang đến Phan Thiết. Có lẽ bạn sẽ bị ấn tượng bởi những tháp Champa với hình dáng thon vút như những bông hoa. Những tòa tháp này nằm rải rác dọc dài xuyên suốt khắp các miền đất này. Theo những nhà nghiên cứu, dọc chiều dài miền trung có khoảng 50 tòa đền tháp Champa. Những ngôi tháp trẻ tuổi nhất cũng 5 đến 6 trăm năm. Thậm chí có những tòa tháp tới cả nghìn năm tuổi.

Đây là những di sản kiến trúc độc đáo còn sót lại của người dân tộc chăm. Dân tộc này sinh sống ở miền Nam Trung Bộ Việt Nam ngày nay. Và hơn hết họ mang đặc trưng của kiến trúc Ấn Độ giáo. Nếu như đền Ăng-ko Vát, Bay-on… ở Campuchia hay những ngôi đền thờ khác tại Indonesia. Nếu Ấn Độ các công trình thường được làm bằng đá. Thì tháp Chăm lại được hình thành từ gạch nung màu đỏ sẫm lấy từ đất địa phương. Trải qua một thời gian dài cho đến nay vẫn đỏ tươi như mới. Phía bên ngoài là những tường ngoài có chạm khắc với những hình hoa lá, chim muông, thần thánh một cách rất tinh hoa và sắc sảo.

Đền tháp Chăm Pa có những nét nghệ thuật đặc trưng riêng

Kiến trúc Chăm Pa được biết đến là 1 khối được dựng lên bằng gạch nung và có màu đỏ sẫm. Có phía trên rộng và và thon hình bông hoa. Mặt bằng đa số là hình vuông và bên trong nhỏ hẹp. Đặc điểm của kiến trúc Chăm Pa là duy nhất có một cửa phía Đông. Trần nhà có cấu tạo là mái vòm cuốn và bên trong có một bệ thờ đá. Trên mặt tường của tháp được sử dụng nghệ thuật chạm khắc, đẽo gọt cung phu hình ảnh thần thánh, vũ nữ, chim chóc. Qua hàng chục thế kỷ những tòa tháp vẫn bền vững nhờ sự liên kết chắc chắn của những viên gạch. Kiến trúc Chăm Pa đã được công nhận là di sản văn hóa của tỉnh Quảng Nam vào năm 2006.

Đền tháp Chăm Pa có những nét nghệ thuật đặc trưng riêng

Được xây dựng vào cuối thế kỉ thứ 7 cho tới đầu thế kỉ 17. Đã có rất nhiều công trình đền tháp lũy của người Chăm Pa. Cho đến nay có hơn 20 cụm di tích lịch sử về kiến trúc Chăm Pa và cả phế tích của nó. UNESCO đã công nhận Mỹ Sơn là di sản văn hóa. Qua đó thể hiện việc kiến trúc Chăm Pa được đánh giá cao. Theo người Chăm Pa những đền tháp này được xây dựng để thờ những vị thần. Vào mỗi triều đại vua sẽ thờ phụng một vị thần tùy thuộc vào vị vua của thời đó. Có thể là các vị thần Ấn Độ giáo hoặc các vị Phật.

Trong nghệ thuật có nét tương đồng ở nghệ thuật Chăm Pa cổ và Chăm Pa Việt cổ. Tuy nhiên nghệ thuật Chăm Pa đã xuất hiện trước. Từ đó đã đạt lên đỉnh cao trước Chăm Pa Việt cổ. Địa hình chủ yếu ở đồi cao hoặc núi thấp.

Kiến trúc tháp Chăm Pa cổ được phát triển mạnh vào thế kỉ thứ 10

Thời vua Lý-Trần cũng đã có những ngôi đền Chăm Pa không thua kém Chăm Pa cổ là bao. Tuy nhiên Thời vua Lý-Trần được khắc họa trước khi nung khác so với Chăm Pa cổ. Những điêu khắc của kiến trúc Chăm Pa cổ được đẩy cao vào thế kỉ thứ 10. Bắt đầu những bức điêu khắc có hình người kết hợp chim muông.

Ngôi đền tháp theo hai phong cách này có những hàng cột ốp và những cửa vòm khoẻ khoắn. Có rất nhiều họa tiết trong 2 công trình theo phong cách này. Phong cách Hòa Lai là các vòm cửa nhiều mũi tròn trùm lên các cửa thật, cửa giả. Các cột ở khung cửa hình bát giác bằng sa thạch được trang trí bằng một đường các hình lá uốn cong. Ở giữa hai cột trụ sẽ được sử dụng những khắc họa các loại thực vật. Khác với phong cách Hòa Lai Phong cách Đồng Dương những hình thực vật lại có hướng ra ngoài. Những nét của phong cách Đồng Dương mạnh mẽ hơn so với sự  tươi mát sang trọng của Hòa Lai.

Kiến trúc tháp Chăm Pa cổ được phát triển mạnh vào thế kỉ thứ 10

Phong cách thể hiện đầy đủ, trọn vẹn những cột ốp đứng thành 1 đôi. Bên cạnh những cây cột là những hình người, vòm cửa phức tạp không hề có chạm khắc. Hình trụ xây dựng phức tạp và thu nhỏ dần khi lên cao. Phong cách Hòa Lai và phong cách Đồng Dương đã không còn thấy được ở trong phong cách Mỹ Sơn A1 này. Đầu thế kỉ 11 hàng loạt biến động và Chăm Pa đã di chuyển vào Bình Định. Từ đó nghệ thuật Chăm Pa phong cách Bình Định đã ra đời. Phong cách Chăm Pa này khác  hẳn so với các phong cách trước. Có vòm thu lại vút ở trên như hình mũi giáo ở các khối trên cuộn lại thành khối nhìn khỏe, đậm và mặt tường có các gân sống

Nguồn: kientructayho.vn