Văn Miếu Quốc Tử Giám công trình kiến trúc mang đậm tính dân tộc

Văn Miếu Quốc Tử Giám công trình kiến trúc mang đậm tính dân tộc

23/03/2021 0 Nguyễn Trường 394

Văn Miếu Quốc Tử Giám là một di tích lịch sử đặc biệt của quốc gia. Công trình được xây dựng vào thế kỉ XI. Công trình kiến trúc này là một quần thể gồm có Văn Miếu và Quốc Tử Giám. Văn Miếu được xây dựng năm 1070, dưới thời của Vua Lý Thánh Tông. Năm 1076, dưới triều đại của vua Lý Nhân Tông. Quốc Tử Giám được xây dựng ở phía sau Văn Miếu. Trải qua một khoảng thời gian vô cùng dài. Dù qua bao thăng trầm của thời gian và lịch sử mang lại. Hiện tại di tích vẫn còn đó những nét kiến trúc vốn có của thời Lê và thời Nguyễn.

Công trình này nằm ở khu vực phía nam kinh thành Thăng Long thời nhà Lý. Ở thời điểm trước kia, công trình này ghi tên những người đỗ tiến sĩ. Và bên cạnh đó Văn Miếu  còn thu nhận cả các học trò giỏi để dạy dỗ thành tài. Hiện tại đây là nơi tham quan của người trong và ngoài nước. Đây cũng chính là nơi khen tặng quà cho học sinh thi đỗ điểm cao và học giỏi xuất sắc. Và hơn hết đây còn là nơi các sĩ tử đến để thắp hương và cầu may trước mỗi kỳ thi.

Công trình kiến trúc mang đậm tính lịch sử giáo dục ngày xưa

Nhắc đến những công trình kiến trúc độc đáo của Hà Nội. Dĩ nhiên không thể không nhắc đến Văn Miếu . Trải qua hơn 1.000 năm với những biến thiên thăng trầm của lịch sử. Văn Miếu vẫn vẹn toàn được nét cổ kính, tôn nghiêm trong không gian. Đôi nét về kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám sẽ được chúng tôi chia sẻ sau đây.

Công trình kiến trúc mang đậm tính lịch sử giáo dục ngày xưa

Văn Miếu Quốc Tử Giám là một quần thể kiến trúc ấn tượng được xây dựng từ thời nhà Lý. Với bề dày lịch sử cùng với nét kiến trúc cổ độc đáo. Văn Miếu  được xem là một trong những di sản đặc biệt của quốc gia. Khu di tích này cũng là một trong những điểm du lịch Hà Nội nổi tiếng được du khách gần xa mến mộ. Tháng 8 năm 1070 đời vua Lý Thánh Tông. Văn Miếu được xây dựng để thờ Khổng Tử – Chu Công là những bậc thần học Nho giáo. Bên cạnh đó, Văn Miếu cũng là nơi dạy các hoàng tử học.

Năm 1076, vua Lý Nhân Tông lập trường Quốc Tử Giám ngay cạnh Văn Miếu. Đây được xem là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Quốc Tử Giám ban đầu là trường học dành riêng cho các hoàng tử và con cái của bậc quyền quý. Tuy nhiên, vào năm 1253 thời Trần Thái Tông. Quốc Tử Giám thu nhận thêm những bậc hiền tài thường dân. Đến gần cuối thế kỉ 15, vua Lê Thánh Tông mới bắt đầu cho dựng bia tiến sĩ. Nhằm để ghi danh những người đỗ Tiến sĩ trong các kì thi của triều đình. Bia Tiến Sĩ hiện vẫn còn di tích tại Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Trải qua thời gian dài của lịch sử công trình vẫn giữ được nét uy nghiêm

Cũng giống như nhiều công trình khác. Văn Miếu Quốc Tử Giám trải qua nhiều những hưng thịnh, tàn suy cùng nhiều lần tu tạo, đổi tên… Đến này công trình mới có vị trí và không gian kiến trúc như hiện tại. Văn Miếu Quốc Tử Giám không chỉ là một minh chứng lịch sử. Mà nó còn trở thành một biểu tượng văn hóa của Việt Nam. Văn Miếu nay là một địa điểm du lịch đẹp Hà Nội. Bao quanh di tích là 4 đường lớn – Tôn Đức Thắng, Văn Miếu, Nguyễn Thái Học và Quốc Tử Giám. Do đó du khách rất dễ dàng và tiện lợi trong việc di chuyển, tham quan.

Trải qua thời gian dài của lịch sử công trình vẫn giữ được nét uy nghiêm

Văn Miếu  là một khối kiến trúc cổ và độc đáo. Lối kiến trúc phương Đông với sự ảnh hưởng đậm đặc của Nho – Phật giáo. Điều này thể hiện rõ nét trong từng chi tiết của không gian. Từ chất liệu chủ yếu là gỗ lim, gạch nung và ngói mũi hài… Hay cho đến những lớp ngói, hoa văn đều được trang trí một cách tỉ mỉ và sang trọng. Khu vực thứ nhất từ Văn Miếu Môn vào là khu Nhập Đạo. Cổng vào với với 3 gian lợp ngói và 3 cổng chính là Đại Trung, Thành Đức và Đạt Tài.

Những khu vực bên trong Văn Miếu Quốc Tử Giám

Khu vực thứ 2 trong quần thể Văn Miếu là Khuê Văn Các. Sử sách ghi lại Khuê Văn Các được xây dựng từ năm 1805 với kiến trúc độc đáo. Kiến trúc này tượng trưng cho hình ảnh sao Khuê tỏa sáng trên bầu trời. Ngày nay Khuê Văn Các là hình ảnh biểu trưng cho Hà Nội cũng như nét đẹp văn hóa – kiến trúc Việt. Tiếp theo Khuê Văn Các là khu Bia Tiến Sĩ. Nơi đây ghi danh 1.307 vị Tiến sĩ của 82 khoa thi từ triều Lê (từ khoa thi 1442 đến thời Nguyễn)  Bia Tiến Sĩ được chạm khắc tinh xảo bằng loại đá xanh trên lưng rùa. Điều này tượng trưng cho sự biết ơn, tôn trọng tới các bậc kỳ tài của đất nước.

Khu thứ tư trong nội tự Văn Miếu – Quốc Tử Giám là là sân Đại bái. Trước đây nơi này thờ bài vị của 72 học trò xuất sắc của Khổng tử và thầy giáo nổi tiếng Chu Văn An. Cuối cùng là nhà Thái Học, chính là trường Quốc Tử Giám xưa. Tên Thái Học được vua Lê Hiển Tông đổi vào năm 1785 và được gọi cho đến ngày nay.

Nguồn: vietfuntravel.com.vn